Huy động cả trăm người hiến máu cứu một người bệnh

L.Hà |

Tai nạn đến bất ngờ trong lần đi biển, đến khi phải cấp cứu cần máu Nguyễn Thanh Sơn (23 tuổi, ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá) mới biết mình thuộc nhóm máu hiếm. Bệnh viện đã huy động hàng trăm người nhưng chỉ có 2 người cùng nhóm máu với Sơn.

Câu chuyện của chàng trai nhóm máu A Rh(D) âm Nguyễn Thanh Sơn khiến những người tham dự Hội nghị Gặp mặt Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc diễn ra vào ngày 24.11 xúc động.

Sơn gặp tai nạn khi đang đánh cá trên biển vào 14h ngày 5.8.2018. Sau 2 giờ lênh đênh, Sơn được tàu cá đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Khi đó, cả gia đình mới biết Sơn thuộc nhóm máu hiếm Rh(D)-.

Bệnh viện phải huy động hàng trăm người dân ở Nghệ An đã đến xét nghiệm nhóm máu nhưng không ai trùng nhóm máu. Với sự kêu gọi của câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm, đã có 2 người cùng nhóm máu A Rh(D)- đến hiến máu lúc 22h. Sau gần nửa ngày từ khi bị nạn, Sơn mới được truyền 2 đơn vị máu. Ngày hôm sau, Sơn được chuyển ra Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để thực hiện phẫu thuật và tiếp tục nhận được sự trợ giúp của câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm.

Được nhận 11 đơn vị máu sau tai nạn Sơn may mắn cứu được mạng sống nhưng mất đi tay phải cùng sức khoẻ giảm sút. Khi sức khoẻ ổn định Sơn vẫn ra khơi bám biển. "Khi còn sức khoẻ, còn đôi tay em làm nhiều việc, giờ thế này em chọn những việc phù hợp hơn", Sơn nói.

Sơn chia sẻ: "Cảm ơn tất cả gia đình nhóm máu hiếm, nhờ có sự giúp đỡ của mọi người mà em mới chia sẻ được câu chuyện của mình hôm nay. Em chỉ mong chúng ta có nhóm máu hơi đặc biệt nên cần giữ sức khỏe, đi ra đường cũng nên đi chậm để an toàn hơn, đừng để lãng phí một giọt máu, một đơn vị máu nào. Và đến lúc nào đó ai đó cần, chúng ta có thể đủ sức khỏe để hiến máu”.

Vũ Hoàng Long (Bá Thước, Thanh Hóa) tranh thủ hiến tiểu cầu cho bệnh nhân nhóm máu hiếm A Rh(D) âm khi được biết có bệnh nhân cần tiểu cầu. Ảnh: Công Thắng.
Vũ Hoàng Long (Bá Thước, Thanh Hóa) tranh thủ hiến tiểu cầu cho bệnh nhân nhóm máu hiếm A Rh(D) âm khi được biết có bệnh nhân cần tiểu cầu. Ảnh: Công Thắng.

Cũng tại buổi gặp mặt này, cái tên được Sơn và các thành viên nhắc đến nhiều nhất là "Kiên mắt to” – trưởng nhóm A Rh(D) âm của câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc. Biệt danh "Kiên mắt to” chính là "thương hiệu” của Kiên trên mạng xã hội với vai trò quản trị các nhóm, huy động các thành viên hiến máu khi cần.

Chia sẻ về những ngày đầu chập chững đến với phong trào hiến máu tình nguyện, chàng trai sinh năm 1991 hồn nhiên: "Sau khi tham gia hiến máu lần đầu tiên em đã được Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thông báo em thuộc nhóm máu hiếm nhóm A Rh(D) âm. "Khi nhận thông tin này em thấy thật bất ngờ và lo lắng, nếu mình như thế khi xảy ra chuyện thì làm sao. Ngay từ khi đó em đã tham gia vào câu lạc bộ nhóm máu hiếm và kêu gọi, tập hợp thêm nhiều thành viên tham gia.

Sau quá trình hoạt động 3 năm, em đã được mọi người ghi nhận bầu em làm trưởng nhóm A Rh(D) âm. Ở đây, chúng em sinh hoạt như người thân trong ngôi nhà thứ 2. Tất cả mọi người đều quan niệm hiến máu là để giúp cho người thân và giúp cho chính mình”.

Tiến sĩ Ngô Mạnh Quân - Phó Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia cho biết, tuần đầu tháng 11 vừa qua, chỉ trong hai ngày 7 và 8.11, gần 20 người có nhóm máu hiếm Rh(D) âm đã được mời tới Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tham gia hiến máu để kịp thời duy trì nhu cầu dự trữ cho cấp cứu và điều trị.

Họ tình cờ biết mình mang nhóm máu hiếm, để rồi thấu hiểu ý nghĩa của những đơn vị máu "quý hiếm” của mình nên bất cứ thời gian sớm khuya, bất kể mưa nắng, cứ hễ được gọi là họ đều có mặt tham gia hiến máu.

Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.

Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc... tỉ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% - 40% dân số.

Nhóm máu hiếm Rh(D) âm như các nhóm máu khác; người có nhóm máu hiếm có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh(D) dương (trên 99% người Việt Nam).

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Tại sao phải nắm rõ nhóm máu của mình?

Trần Linh - Theo Redcrossblood |

Với các loại hệ thống nhóm máu hiện nay, việc biết rõ mình thuộc nhóm máu nào rất quan trọng trong quá trình truyền máu khi cần thiết. Điều này có nghĩa là đảm bảo rằng máu của người hiến tương thích với máu của bệnh nhân, để giảm thiểu các phản ứng trong khi truyền máu và tránh mọi hậu quả không mong muốn.

Cô giáo dạy vẽ và ước mơ dang dở vì căn bệnh tan máu bẩm sinh

Trương Hằng |

Căn bệnh tan máu bẩm sinh đã cướp đi 2 anh trai và người chị gái, cùng cơ hội được tiếp tục đứng trên bục giảng và cả hạnh phúc riêng của cô giáo Hoàng Thị Nụ. Dẫu vậy, chị vẫn cố gắng từng ngày để vượt qua những chông gai, thử thách của cuộc sống.

Hạnh phúc làm mẹ sau 11 năm chung sống với bệnh ung thư máu

Trương Hằng |

"Cũng như bao người phụ nữ khác, tôi khao khát được làm mẹ nhưng không dám nghĩ tới vì tôi bị ung thư máu mãn tính đã 11 năm nay. Nhưng điều kỳ diệu đã đến khi tôi vừa chào đón một thiên thần nhỏ sau 9 tháng gian nan”, chị Nguyễn Thị Thanh Hồng (36 tuổi, Nam Định) chia sẻ trong hạnh phúc.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Tại sao phải nắm rõ nhóm máu của mình?

Trần Linh - Theo Redcrossblood |

Với các loại hệ thống nhóm máu hiện nay, việc biết rõ mình thuộc nhóm máu nào rất quan trọng trong quá trình truyền máu khi cần thiết. Điều này có nghĩa là đảm bảo rằng máu của người hiến tương thích với máu của bệnh nhân, để giảm thiểu các phản ứng trong khi truyền máu và tránh mọi hậu quả không mong muốn.

Cô giáo dạy vẽ và ước mơ dang dở vì căn bệnh tan máu bẩm sinh

Trương Hằng |

Căn bệnh tan máu bẩm sinh đã cướp đi 2 anh trai và người chị gái, cùng cơ hội được tiếp tục đứng trên bục giảng và cả hạnh phúc riêng của cô giáo Hoàng Thị Nụ. Dẫu vậy, chị vẫn cố gắng từng ngày để vượt qua những chông gai, thử thách của cuộc sống.

Hạnh phúc làm mẹ sau 11 năm chung sống với bệnh ung thư máu

Trương Hằng |

"Cũng như bao người phụ nữ khác, tôi khao khát được làm mẹ nhưng không dám nghĩ tới vì tôi bị ung thư máu mãn tính đã 11 năm nay. Nhưng điều kỳ diệu đã đến khi tôi vừa chào đón một thiên thần nhỏ sau 9 tháng gian nan”, chị Nguyễn Thị Thanh Hồng (36 tuổi, Nam Định) chia sẻ trong hạnh phúc.