Hóa giải nỗi sợ kim tiêm để có thể tiêm vaccine COVID-19

NGỌC ANH (THEO HEALTH) |

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), chứng sợ kim tiêm được biết đến với tên gọi “Trypanophobia”, đây là một nỗi sợ thực sự ảnh hưởng đến khoảng 25% người trưởng thành, khiến khoảng 7% người trong số họ luôn né tránh việc tiêm chủng.

Chứng sợ kim tiêm (Trypanophobia) là gì?

Trypanophobia là chứng sợ kim tiêm, liên quan đến một loạt các thủ tục y tế, bao gồm tiêm chủng, lấy máu, cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch và gây mê. Đây cũng được phân loại là một chứng rối loạn lo âu.

Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ: “Một nỗi ám ảnh cụ thể sẽ bắt đầu như một cảnh báo hợp lý, lành mạnh và có lợi về mặt tiến hóa rằng điều gì đó nguy hiểm có thể đang xảy ra”. Tuy nhiên, Petros Levounis, giáo sư và chủ nhiệm Khoa Tâm thần tại Trường Y khoa Rutgers, New Jersey cho rằng: “Cơ chế bảo vệ ban đầu bình thường này, nhằm bảo vệ cá nhân khỏi bị tổn hại, có thể tăng cường và cuối cùng chuyển sang chứng rối loạn tâm thần suy nhược”.

Triệu chứng của Trypanophobia

Ảnh: Friday Magazine
Ảnh: Friday Magazine

Một phân tích tổng hợp các dữ liệu khoa học có sẵn được công bố trên tạp chí SAGE Open Nutrition, đã liệt kê những dấu hiệu của chứng trypanophobia, bao gồm:

  • Nhịp tim và huyết áp tăng đột ngột khi nhìn thấy kim tiêm
  • Ngay lập tức tim đập chậm lại và giảm huyết áp
  • Ngất xỉu
  • Lo lắng tột độ không giải thích được
  • Băn khoăn với các thủ thuật liên quan đến kim tiêm
  • Hoảng loạn

Làm gì để vượt qua nỗi sợ kim tiêm?

Trước khi tiêm chủng

Trước hết, hãy đặt lịch hẹn. “Làm nhiều hơn và ít suy nghĩ hơn là một cách quan trọng để vượt qua nỗi sợ hãi của bạn. Hãy cố gắng không nghĩ về nó”, Thea Gallagher, giám đốc phòng khám tại Trung tâm Điều trị và Nghiên cứu Lo âu tại Trường Y Perlman của Đại học Pennsylvania nói.

Lo lắng - thậm chí là ám ảnh - về buổi tiêm sắp tới sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn hoặc sức khỏe tâm thần của bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào lợi ích to lớn của việc tiêm phòng, Alicia H. Clark, nhà tâm lý học và tác giả cuốn sách Hack Your Anxiety cho lời khuyên.

Nếu có xu hướng ngất xỉu khi nhìn thấy kim tiêm hoặc lo lắng về việc ngất xỉu, Tiến sĩ Levounis gợi ý thực hiện kỹ thuật quản lý căng thẳng: hãy căng các cơ ở cánh tay, thân mình và chân, rồi giữ cho đến khi cảm thấy ấm. Sau đó, thả lỏng sự căng thẳng và đợi trong 20 đến 30 giây để cơ thể trở lại bình thường.

Ngoài ra, hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng tiêm vaccine COVID-19 "sẽ mất khoảng một giây".

Khi ở điểm tiêm chủng

Tiến sĩ Clark gợi ý, hãy đánh lạc hướng bản thân trong lúc đợi đến lượt để tiêm. Tiến sĩ Mayer nói: “Mất tập trung là điều tuyệt vời. Hãy rút tai nghe ra và xem video trên điện thoại hoặc nghe những bản nhạc với âm thanh lớn, bất cứ điều gì có thể làm để chặn nỗi sợ kim tiêm”.

Ảnh: Healthline
Ảnh: Healthline

Trước khi tiêm, hãy tập thở bằng cơ hoành hoặc thậm chí bóp một vật gì đó giống như một quả bóng căng. Tốt nhất, đừng nên nhìn vào kim tiêm.

Sau khi tiêm vaccine

Tiến sĩ Gallagher khuyên bạn nên tự vỗ nhẹ vào lưng và tự thưởng cho mình một thứ gì đó đặc biệt để kỷ niệm chiến công của bạn.

Ngoài ra, đây là một thời điểm tốt để suy nghĩ về cách bạn đã trải qua trải nghiệm đó mà không bị tổn hại như thế nào. Và, vì vaccine COVID cần hai mũi tiêm, Tiến sĩ Gallagher khuyên rằng nên bắt đầu lập kế hoạch ngay từ bây giờ cho những gì bạn sẽ làm để trấn an cho bản thân sau khi tiêm liều vaccine thứ hai.

Tiến sĩ Clark nói rằng nếu thực sự đang gặp khó khăn trong việc đi đến địa điểm tiêm chủng, thì việc nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể hữu ích vì họ sẽ đưa ra các kỹ thuật được cá nhân hóa cho bạn.

NGỌC ANH (THEO HEALTH)
TIN LIÊN QUAN

Bị tăng huyết áp có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

AN AN |

Bệnh nhân tăng huyết áp cũng như các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch mạn tính khác có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng thậm chí tử vong cao hơn khi mắc COVID-19. Vậy nhóm bệnh nhân này có nên tiêm vaccine COVID-19 hay không là điều mà rất nhiều bạn đọc quan tâm.

Thời gian chờ tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?

LÂM ANH |

Hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều. Khoảng cách giữa 2 liều được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vì sao sau khi tiêm vaccine COVID-19 phải dùng các biện pháp tránh thai?

NGỌC ANH (THEO INDIA EXPRESS) |

Các chuyên gia y tế khuyến cáo cả đàn ông và phụ nữ đều nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau khi tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 2. Vì sao lại như vậy?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bị tăng huyết áp có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

AN AN |

Bệnh nhân tăng huyết áp cũng như các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch mạn tính khác có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng thậm chí tử vong cao hơn khi mắc COVID-19. Vậy nhóm bệnh nhân này có nên tiêm vaccine COVID-19 hay không là điều mà rất nhiều bạn đọc quan tâm.

Thời gian chờ tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?

LÂM ANH |

Hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều. Khoảng cách giữa 2 liều được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vì sao sau khi tiêm vaccine COVID-19 phải dùng các biện pháp tránh thai?

NGỌC ANH (THEO INDIA EXPRESS) |

Các chuyên gia y tế khuyến cáo cả đàn ông và phụ nữ đều nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau khi tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 2. Vì sao lại như vậy?