Hệ lụy khủng khiếp của đồ uống có đường

GIANG THÙY |

Hiện người Việt tiêu thụ gần 5 tỉ lít nước uống có đường/năm, tăng 7 lần trong 15 năm qua, gây nguy cơ gia tăng bệnh thừa cân, tiểu đường, tim mạch. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra 4 phương án áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đồ uống có đường.

Người Việt “ăn” đường cao gấp đôi mức khuyến cáo

Tại Hội thảo công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm do Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế tổ chức mới đây, ông Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế - cho biết, hiện nay, trung bình 1 người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5 g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g/ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam cho thấy 62,86% số hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát. Riêng với trẻ em, kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh năm 2013, tỉ lệ học sinh Việt Nam thường xuyên sử dụng đồ uống có ga trong 30 ngày của lứa tuổi 13-17 tuổi trung bình là 31,1%, trong đó nam là 35,1%, trẻ gái là 27,6%.

Theo ông Bắc, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng lên chóng mặt, gấp 7 lần trong 15 năm qua. Đại diện Viện Dinh dưỡng quốc gia thì cho biết: Đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng, ăn được nhiều hơn đồ chiên, nướng. Tuy nhiên, có nhiều báo cáo cho thấy, sử dụng đồ uống có cồn sẽ thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương... những biến chứng nặng nề là bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33%/tổng số 73% nguyên nhân tử vong hàng năm.

Chưa kể, hiện 16% nam giới trưởng thành và 20% nữ giới trưởng thành đang bị thừa cân hoặc béo phì; bên cạnh đó, có 11,7% trẻ em nam và 7,6% trẻ em nữ trong độ tuổi 5 đến 19 đang bị thừa cân béo phì.

Phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Chuyên gia của WHO cho rằng, để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường, các DN cần phải dán nhãn sản phẩm nhằm cảnh báo sản phẩm có thể gây những tác hại nhất định cho sức khỏe người dùng.

TS.GuillermoParaje- chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới đưa ra 4 phương án áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường. Phương án 1 là áp thuế 3.500 đồng/lít đồ uống có đường.

Theo đó, giá sẽ tăng từ 14% (nước quả) tới 23% (trà và cà phê uống sẵn). Khi có thuế, tiêu thụ sản phẩm này sẽ giảm khoảng 864 triệu lit, số thuê thu được sẽ khoảng 12.090 tỉ đồng. Phương án 2, áp thuế 35 đồng mỗi gam đường trong 100ml. Khi đó giá sẽ tăng từ 10 (nước quả và nước thể thao) tới 25% (nước uống tăng lực); sức tiêu thụ sẽ giảm khoảng 880 triệu lít; thuế thu được khoảng 12.4000 tỉ. Phương án 3 là áp thuế 40% giá xuất xưởng, khi đó, giả sử giá xuất xưởng bằng 50% giá bán lẻ, giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20%; tiêu thụ sẽ giảm 863 triệu lít; thuế thu được là 12.400 tỉ đồng. Phương án 4 là áp thuế 10% giá xuất xưởng, giá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 5%; tiêu thụ sẽ giảm 216 triệt lít; thuế thu được khoảng 3.690 tỉ.

Theo báo cáo của Tổ chức Euromonitor International 2016, khối lượng tiêu thụ nhiều nhất là trà uống liền với 2.036 triệu lít, đồ uống có ga 1.056 lít; 356 triệu lít nước ép trái cây. Còn khảo sát của Canadean cho biết, thị trường đồ uống có ga tại Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng, sản lượng tiêu thụ đã tăng từ mức 587 triệu lít năm 2010 lên 836 triệu lít năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,2%.

GIANG THÙY
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.