Hà Nội cần ít nhất 10 bệnh viện, trung tâm y tế chăm sóc lão khoa

Thuỳ Linh |

TS Phạm Vũ Hoàng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho rằng, thời gian để nước ta chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già rất ngắn, khoảng 25 năm.

Hiện tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Năm 2021, số người cao tuổi tại Việt Nam chiếm 8,3% tổng dân số (8,16 triệu người cao tuổi).

Dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069.

Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2036, khi đó, tỉ trọng nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 14,2% tổng dân số. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.

TS Phạm Vũ Hoàng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - cho rằng: Già hóa dân số mang đến cả cơ hội và thách thức. Về cơ hội, già hóa dân số có thể thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, dinh dưỡng, du lịch, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoặc quản lý trong bối cảnh thiếu lực lượng lao động.

Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đặt ra những thách thức nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm cần điều trị suốt đời như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ...

Hiện tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi, phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới. Điều đáng nói, trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh. Người dân nước ta có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.

Mỗi người Việt Nam trung bình có 10 năm phải sống với bệnh tật, vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh....

Hà Nội cần ít nhất 10 bệnh viện, khoa lão, trung tâm y tế chăm sóc lão khoa chuyên biệt

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh - Trưởng bộ môn Y học gia đình - Đại học Y Hà Nội, khoảng 22% người cao tuổi phải nằm viện trong vòng một năm qua.

Số lần điều trị nội trú trung bình là 2,3 lần/năm. Chi phí điều trị mỗi năm dành cho cho người cao tuổi cao gấp 8-10 lần người trẻ.

Riêng với Hà Nội, theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, thủ đô có khoảng 250.000 người từ 75 tuổi trở lên, cần nhiều sự trợ giúp xã hội, y tế, chăm sóc nhất.

Ước tính, Hà Nội cần ít nhất 10 bệnh viện, khoa lão, trung tâm y tế chăm sóc lão khoa chuyên biệt để phục vụ người cao tuổi.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội Vũ Duy Hưng, công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi được thành phố đẩy mạnh, tỉ lệ khám sức khỏe người cao tuổi định kỳ 9 tháng năm 2023 đạt 79,25%, ước năm 2023 đạt 87% phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Các chuyên gia y tế cho hay, để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi cần được tiếp tục quan tâm hơn nữa, đồng thời để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, công tác dự phòng bệnh đóng vai trò quan trọng, trong đó việc duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ rất cần thiết.

Thuỳ Linh
TIN LIÊN QUAN

Già hóa dân số - vấn đề của nhiều quốc gia

Song Minh |

Các quốc gia có dân số già hóa và sụt giảm ở Đông Bắc Á có khả năng tiếp tục là những cường quốc chính của Châu Á trong tương lai gần, nhưng sẽ liên kết theo những cách thức mới với các quốc gia đang phát triển của châu lục này - bài phân tích trên trang East Asia Forum nhận định.

Việt Nam ứng phó với già hóa dân số là dấu ấn công tác dân số năm 2022

Thùy Linh |

Theo Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, sự kiện dân số thế giới đạt 8 tỉ người, Việt Nam từng bước ứng phó với tình trạng già hóa dân số... là những dấu ấn nổi bật trong công tác dân số năm 2022.

Già hóa dân số thách thức hệ thống y tế chăm sóc người cao tuổi

Thùy Linh |

Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương với 610 người trên 80 tuổi tại Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy, có tới 33,61% người góa bụa; 8,2% người sống một mình; 27,97% người già cần trợ giúp trong các hoạt động cơ bản...

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Già hóa dân số - vấn đề của nhiều quốc gia

Song Minh |

Các quốc gia có dân số già hóa và sụt giảm ở Đông Bắc Á có khả năng tiếp tục là những cường quốc chính của Châu Á trong tương lai gần, nhưng sẽ liên kết theo những cách thức mới với các quốc gia đang phát triển của châu lục này - bài phân tích trên trang East Asia Forum nhận định.

Việt Nam ứng phó với già hóa dân số là dấu ấn công tác dân số năm 2022

Thùy Linh |

Theo Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, sự kiện dân số thế giới đạt 8 tỉ người, Việt Nam từng bước ứng phó với tình trạng già hóa dân số... là những dấu ấn nổi bật trong công tác dân số năm 2022.

Già hóa dân số thách thức hệ thống y tế chăm sóc người cao tuổi

Thùy Linh |

Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương với 610 người trên 80 tuổi tại Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy, có tới 33,61% người góa bụa; 8,2% người sống một mình; 27,97% người già cần trợ giúp trong các hoạt động cơ bản...