Dùng thuốc giải rượu thần tốc: Không thoát phạt lại thêm bệnh vào người

Thùy Linh |

Những ngày qua, các tài xế đang lo sợ về mức xử phạt nặng đối với lái xe uống rượu bia, họ truyền tai nhau những mẹo chống chế, đối phó với máy đo nồng độ cồn.

Luật Phòng chống Tác hại Rượu bia vừa có hiệu lực, đã nhiều trường hợp bị phạt vì có nồng độ cồn trong hơi thở khi tham gia giao thông.

Các tài xế lo sợ về mức xử phạt mới đối với người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, họ truyền tai nhau những mẹo chống chế, đối phó với máy đo nồng độ cồn.

Lợi dụng tâm lý đó, nhiều trang mạng xã hội tung ra bán nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng, thậm chí là kẹo có tác dụng "giải rượu bia thần tốc", "hỗ trợ giảm nhanh cơn say", "thuốc giải bia rượu cấp tốc"...

Phân tích vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Nhân Thắng, Trưởng Khoa Dược- Bệnh viện Bạch Mai cho biết có một số thuốc gây cảm ứng enzym gan, giúp gan tăng cường chuyển hóa, đào thải rượu nhưng chỉ được dùng trong cấp cứu y khoa đối với các trường hợp ngộ độc rượu, nghiện rượu...

"Các loại thuốc này phải được sử dụng dưới chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng thuốc phải được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế vì có thể gây ra phản ứng nguy hại cho sức khỏe" Phó Giáo sư Thắng khẳng định.

Ông phân tích đối với 1 đơn vị cồn (tương đương 300 ml bia hoặc 30 ml rượu), bình thường cơ thể phải mất khoảng 1 giờ đồng hồ mới đào thải hết nhưng nếu sử dụng thuốc quá trình chuyển hóa có thể diễn ra nhanh hơn 30-45 phút. Tuy nhiên, để thổi bay nồng độ cồn một cách "thần tốc" là điều không thể.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế khẳng định Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ một sản phẩm dược phẩm nào có công dụng như trên.

Ông Đông cho rằng hiện nay, trên thế giới cũng chưa có loại thuốc nào chứng minh được công dụng "giải rượu bia thần tốc" hay "đánh bay nồng độ cồn" như trên mạng xã hội đang lan truyền.

Hiện chỉ có một số thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, làm tăng việc đào thải qua gan, giảm hấp thu rượu chứ không thể làm hết nồng độ cồn trong máu cũng như hơi thở. Và các sản phẩm này cũng không thể giải bia rượu một cách "thần tốc", mà cần phải có một khoảng thời gian nhất định sau khi dùng, sản phẩm mới phát huy tác dụng.

Các chuyên gia trong lĩnh vực dược phẩm cho rằng việc mạng xã hội lợi dụng Luật Phòng chống Tác hại Rượu bia để quảng cáo sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng giúp làm bay nhanh nồng độ cồn chỉ trong một thời gian ngắn chính là đánh lừa người tiêu dùng.

Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1.1.2020, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Mức phạt thấp nhất là 200.000 đồng. Với nồng độ cồn từ 0-0,24 mg/lít khí thở, người điều khiển xe sẽ bắt đầu bị phạt tiền và giữ giấy phép lái xe.

Mức xử phạt cao nhất (khi nồng độ cồn trên 0,4 mg/lít khí thở) đối với người điều khiển xe ôtô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; đối với người điều khiển xe môtô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400.000-600.000 đồng.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Phạt nặng lái xe uống rượu bia: Quán nhậu Hà Nội "vắng như chùa bà Đanh"

Anh Tuấn |

Nhiều quán ăn, quán nhậu tại Hà Nội thời điểm này tình hình buôn bán ảm đạm vì lượng khách giảm rất mạnh.

Kiểm tra nồng độ cồn: Nhiều tài xế đã dứt khoát "nói không với rượu bia"

Huân Cao - Nam Hiệp |

Đêm 4.1, lực lượng CSGT - Công an TP HCM tổ chức kiểm tra nồng độ cồn theo quy định mới, đối tượng kiểm tra tập trung vào tài xế xe ô tô, xe khách và xe container. Hầu hết cánh tài xế này đều chấp hành nghiêm theo Nghi định mới và không "dính" nồng độ cồn.

Bác sĩ lý giải việc sau khi uống rượu bia bao lâu thì có thể lái xe

Thùy Linh |

Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1.1.2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm. Trước quy định này, nhiều người băn khoăn rằng sau khi uống rượu, bia bao lâu thì có thể lái xe?

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Phạt nặng lái xe uống rượu bia: Quán nhậu Hà Nội "vắng như chùa bà Đanh"

Anh Tuấn |

Nhiều quán ăn, quán nhậu tại Hà Nội thời điểm này tình hình buôn bán ảm đạm vì lượng khách giảm rất mạnh.

Kiểm tra nồng độ cồn: Nhiều tài xế đã dứt khoát "nói không với rượu bia"

Huân Cao - Nam Hiệp |

Đêm 4.1, lực lượng CSGT - Công an TP HCM tổ chức kiểm tra nồng độ cồn theo quy định mới, đối tượng kiểm tra tập trung vào tài xế xe ô tô, xe khách và xe container. Hầu hết cánh tài xế này đều chấp hành nghiêm theo Nghi định mới và không "dính" nồng độ cồn.

Bác sĩ lý giải việc sau khi uống rượu bia bao lâu thì có thể lái xe

Thùy Linh |

Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1.1.2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm. Trước quy định này, nhiều người băn khoăn rằng sau khi uống rượu, bia bao lâu thì có thể lái xe?