So với băng vệ sinh, sử dụng cốc nguyệt san trong những ngày “đèn đỏ” có nhiều tiện dụng. Cốc có hình giống như chiếc chuông nhỏ (hoặc dạng phễu) dài khoảng 5cm, được làm từ cao su, silicon y tế hoặc nhựa dẻo, có tính đàn hồi. Phía dưới của cốc có tay cầm ngắn, giúp cốc nguyệt san duy trì sự cân bằng khi đặt trong âm đạo, đồng thời, giúp chị em dễ dàng lấy ra hơn.
Các chuyên gia cho rằng, cốc nguyệt san có nhiều ưu điểm hơn so với băng vệ sinh. Cụ thể, nguyên liệu làm cốc nguyệt san là loại silicon y tế nên nó khá an toàn với phụ nữ. Hơn nữa, cốc nguyệt san sử dụng phương thức “thu lượm” chứ không “thấm hút” nên không làm mất cân bằng độ ẩm bên trong âm đạo. Mỗi lần đặt cốc nguyệt san từ 8 đến 12 tiếng thì lấy ra và vệ sinh bằng cách đun sôi tiệt trùng để sử dụng cho lần sau.
Ốc Thanh Vân – một nghệ sỹ chia sẻ, cô rất hay phải tham gia các chương trình sự kiện nên cốc nguyệt san clari cup là một cứu cánh cho ngày “đèn đỏ”. Chiếc cốc nhỏ xíu nhưng dùng rất tiện lại an toàn tuyệt đối, không lo tràn băng hay rò rỉ. Ốc kể, cô đã gắn bó với bảo bối này từ lâu và điều mà cô mê nhất là dùng cốc nguyệt san Clari cup còn giảm được triệu chứng đau bụng và vẫn an toàn khi đi bơi, chơi thể thao…
Theo mách bảo của các bác sĩ sản khoa, để sử dụng cốc nguyệt san an toàn, chị em phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Ngoài ra, do âm đạo là nơi chứa nhiều vi khuẩn như Staphylococcal, đặc biệt trong những ngày đèn đỏ, nên sẽ tốt hơn nếu chị em lựa chọn loại cốc nguyệt san có khả năng tự kháng khuẩn. Đây là công nghệ tráng bạc và tích hợp trực tiếp vào silicon có khả năng chống lại các loại nấm, nấm men, nấm mốc, đảm bảo sức khỏe cho chị em phụ nữ.
Ngoài ra, khi sử dụng, chị em phải lưu ý không dùng chung cốc nguyệt san với những phụ nữ khác, chú ý lựa chọn kích cỡ phù hợp, không dùng cốc trong quá trình chảy máu sau sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, cốc nguyệt san cũng có thể gây rách màng trinh nên các bạn gái cần cân nhắc khi dùng.