Đột phá điều trị ung thư đạt giải Nobel ứng dụng ở Việt Nam ra sao?

Thùy Linh |

Công trình nghiên cứu sử dụng liệu pháp miễn dịch chống một số bệnh ung thư được tặng được giải Nobel y học 2018 đã được ứng dụng ở Việt Nam. Đây là thông tin đáng mừng cho các bệnh nhân ung thư.

Giải Nobel Y học 2018 vừa được trao cho 2 nhà khoa học nghiên cứu ra một liệu pháp điều trị ung thư mới, kích hoạt tế bào miễn dịch của cơ thể để chúng nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư.

Tác giả của công trình này là 2 nhà khoa học danh tiếng là GS Tasuku Honjo (76 tuổi, ĐH Kyoto, Nhật Bản) - người phát hiện ra PD1 và GS James P. Allison (70 tuổi, ĐH Texas, Mỹ) - người phát hiện ra CTLA4. 

Cả 2 yếu tố trên đều là tác nhân điều biến miễn dịch và có vai trò quan trọng trong bệnh học ung thư. Kháng thể kháng PD1 và kháng thể kháng CTLA4 đã chính thức trở thành thuốc điều trị ung thư mới nhất trên thế giới. Các thuốc trên có vai trò hoạt hóa và kéo dài tuổi thọ của các tế bào miễn dịch đặc hiệu để các tế bào này có thể nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tại Việt Nam, GS Tạ Thành Văn - Phó hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội, người học trò Việt Nam đầu tiên của GS Honjo - đã cùng cộng sự tại ĐH Y Hà Nội ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân từ đầu năm 2017, theo cơ chế tương tự với phát minh trên là tăng cường vai trò của hệ thống miễn dịch song với hướng tiếp cận khác.

GS Tạ Thành Văn cho hay, với liệu pháp này, các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được phân lập, nhân lên và biệt hoá ở ngoài cơ thể sau khi đạt được số lượng lớn thì được truyền trở lại cơ thể người bệnh. Bệnh nhân được lấy khoảng 10 - 30 ml máu ngoại vi để phân lập các tế bào miễn dịch, nuôi cấy và hoạt hóa các chức năng chuyên biệt của các tế bào này trong môi trường đặc biệt.

Sau khi đủ số lượng và có được các chức năng mong muốn (chức năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư), các tế bào miễn dịch sẽ được truyền trở lại cơ thể người bệnh, làm tăng số lượng và chất lượng tế bào miễn dịch đủ mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Cả GS Tasuku Honjo và GS James P. Allison đều tìm ra lý do vì sao tế bào ung thư lại “trốn thoát” khỏi sự tiêu diệt của các tế bào miễn dịch. Trong đó, GS Honjo phát hiện ra thụ thể PD-1, GS Allison phát hiện ra thụ thể CLTA-4.

Khi tiếp xúc với tế bào miễn dịch, tế bào ung thư làm bất hoạt 2 thụ thể nói trên khiến tế bào miễn dịch không nhận ra tế bào ung thư. Nhờ phát minh của 2 giáo sư, ngành dược đã sản xuất ra kháng thể kháng lại 2 thụ thể PD-1 và CLTA-4, giúp tế bào miễn dịch nhận ra tế bào ung thư để tiêu diệt đích.

Phương pháp này đã được thế giới áp dụng và được coi là phương pháp chính thức để điều trị ung thư và đã có hướng dẫn cụ thể.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Từ giải Nobel Y học 2018, con đường nào cho bệnh nhân ung thư Việt Nam?

Đ.P |

Vừa qua, giải Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) nhờ tìm ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế chốt kiểm miễn dịch (liệu pháp miễn dịch). Tại Việt Nam, liệu pháp này đã được đưa vào điều trị một số loại bệnh ung thư và có những kết quả nhất định.

Ung thư giai đoạn cuối, phát ngôn viên Indonesia vẫn gắng gượng cập nhật tin động đất, sóng thần

Ngọc Vân |

Phát ngôn viên Cơ quan đối phó thiên tai quốc gia Indonesia hàng ngày hàng giờ cập nhật với thế giới thông tin mới nhất về trận động đất, sóng thần thảm khốc, mặc dù bản thân ông đang chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Giải Nobel Y học 2018 với đột phá điều trị ung thư: Hy vọng mới của hàng triệu bệnh nhân ung thư

Giang TL |

Giải thưởng Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học, James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản), vì những khám phá trong điều trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân ung thư.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Từ giải Nobel Y học 2018, con đường nào cho bệnh nhân ung thư Việt Nam?

Đ.P |

Vừa qua, giải Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) nhờ tìm ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế chốt kiểm miễn dịch (liệu pháp miễn dịch). Tại Việt Nam, liệu pháp này đã được đưa vào điều trị một số loại bệnh ung thư và có những kết quả nhất định.

Ung thư giai đoạn cuối, phát ngôn viên Indonesia vẫn gắng gượng cập nhật tin động đất, sóng thần

Ngọc Vân |

Phát ngôn viên Cơ quan đối phó thiên tai quốc gia Indonesia hàng ngày hàng giờ cập nhật với thế giới thông tin mới nhất về trận động đất, sóng thần thảm khốc, mặc dù bản thân ông đang chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Giải Nobel Y học 2018 với đột phá điều trị ung thư: Hy vọng mới của hàng triệu bệnh nhân ung thư

Giang TL |

Giải thưởng Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học, James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản), vì những khám phá trong điều trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân ung thư.