Đề xuất cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới

Thuỳ Linh |

Bộ Y tế kiến nghị Quốc hội, Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.

Ngày 5.7, Vụ Pháp chế phối hợp cùng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của thuốc lá mới và đề xuất biện pháp cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, quảng cáo các sản phẩm này.

Hội thảo nhằm cung cấp thêm thông tin đến người dân về tác hại của thuốc lá mới, giúp người dân phòng, tránh tiếp cận các sản phẩm độc hại trong khi cơ quan quản lý đang đề xuất ban hành chính sách quản lý các sản phẩm này.

Tiếp cận với thuốc lá mới, sức khỏe của người trẻ trong tình trạng nguy kịch

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về vấn đề này, thành phần hóa chất, ma túy của thuốc lá điện tử phức tạp hơn rất nhiều so với thuốc lá truyền thống. Thống kê mới nhất có tới 700 các loại ma túy cần sa tổng hợp nhưng hiện tại ở Việt Nam chúng ta mới xác định được khoảng 200 chất.

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận, cấp cứu rất nhiều trường hợp ngộ độc cấp sau dùng thuốc lá điện tử. Các biểu hiện nhẹ thì lơ mơ, rối loạn ý thức, kích động, la hét, ảo giác, không kiểm soát được hành vi…; một số trường hợp nặng rơi vào hôn mê, co giật, tổn thương tim, sốc, suy thận, đột quỵ não…

Hiện nay do chưa có cơ chế pháp lý rõ ràng để quản lý thuốc lá mới nên các sản phẩm này đang được nhập lậu vào Việt Nam, tiếp cận giới trẻ dẫn đến tình trạng nhập viện gia tăng do sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới.

Chuyên gia chống độc khẳng định, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các loại thuốc lá mới khác hoàn toàn có hại sức khỏe. Nó mở đầu xu hướng lạm dụng, nghiện, phơi nhiễm các hóa chất tổng hợp của con người không thể kiểm soát và hàng loạt bệnh tật mới, vấn đề y tế khác.

Mà theo đó, sự xuất hiện các chất can thiệp cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, làm tăng tác dụng ma túy của cần sa tổng hợp. Vì vậy tuyệt đối không cần đánh giá, nghiên cứu hay cho dùng thử các sản phẩm này.

TS.BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Phụ trách quản lý, điều hành Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế nêu rõ, các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là sản phẩm gây nghiện vì làm người sử dụng lệ thuộc chất gây nghiện là nicotine. Không có một sản phẩm thuốc lá nào là sản phẩm an toàn cho sức khỏe.

Theo TS. Khoa, các sản phẩm thuốc lá mới ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người sử dụng do sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất. Nhiều bằng chứng cho thấy chúng không chỉ gây bệnh mạn tính đối với người sử dụng như thuốc lá điếu thông thường mà còn gây ra các bệnh cấp tính và nhiều bệnh khác...

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Thuỳ Linh
Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Thuỳ Linh

Đề xuất cấm thuốc lá mới trên diện rộng để tránh ảnh hưởng đến tương lai

Với sự xuất hiện của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Quốc hội lần đầu tiên có Phiên họp giải trình trách nhiệm quản lý nhà nước về thuốc lá mới. Hồi tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Công điện số 47 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

ThS. Đinh Thị Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, thuốc lá mới là vấn đề đang rất nóng, dư luận cực kỳ quan tâm và cần khẩn trương có biện pháp để ngăn chặn kịp thời. Điều này sẽ tránh cho cả một thế hệ tương lai nghiện nicotine, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên.

Để kịp thời có biện pháp ngăn chặn thuốc lá mới, Bộ Y tế nhận thấy việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật "Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội" là phù hợp với thẩm quyền.

Qua đó, Bộ Y tế kiến nghị Quốc hội và Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm này trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn. Cụ thể: Cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc mới khác có thể sẽ xuất hiện trong tương lai.

WHO khuyến nghị: Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, hệ thống phân phối điện tử không chứa nicotine và các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo và khuyến mãi các sản phẩm này ở Việt Nam. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm thực thi và chế tài.

Thuỳ Linh
TIN LIÊN QUAN

Tiến độ kiểm soát thuốc lá mới phụ thuộc vào đánh giá khoa học của Bộ Y tế

ĐÔNG DU |

Việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản lý thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN) hiện đang là nhiệm vụ của Bộ Y tế (BYT), theo Công điện 47/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, nghiên cứu của BYT chính là yếu tố then chốt tháo gỡ vấn đề thiếu khung pháp lý cho thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN) trong suốt gần 10 năm qua.

Việt Nam và các nước ứng xử với thuốc lá mới thế nào?

ĐÔNG DU |

Đến nay, trong số 195 quốc gia thành viên của WHO, đã có 184 quốc gia quy định thuốc lá làm nóng dưới luật hiện hành, 79 nước quản lý thuốc lá điện tử. Số ít còn lại cấm hoặc buông lỏng quản lý. Cơ chế quản lý 2 sản phẩm này cũng có sự khác biệt giữa các nước tùy theo tình hình nước sở tại.

Kết luận tại COP10: Tiếp tục nghiên cứu trước khi cập nhật khuyến nghị phù hợp về thuốc lá mới

Nhật Quang |

Từ ngày 5 đến ngày 10.2.2024 vừa qua đã diễn ra Hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá (COP) lần thứ 10 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức với sự tham gia của các thành viên. Một trong những kết luận của hội nghị là sẽ thành lập nhóm chuyên trách để tiếp tục nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị phù hợp nhất dành cho thuốc lá mới trong kỳ họp COP11 dự kiến diễn ra vào năm 2025.

Lời khai của người phụ nữ dùng xyanua đầu độc khiến 3 người thân tử vong ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Ngày 7.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý nghi phạm Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) về hành vi mua chất độc xyanua để đầu độc cháu ruột là N.H.B.T (18 tuổi). Lời khai ban đầu, Bích thừa nhận còn đầu độc chồng và 2 người cháu ruột khác cũng vì mâu thuẫn.

Nỗi lo cực hữu nắm quyền sau bầu cử Quốc hội Pháp

Khánh Minh |

Ngày 7.7, Pháp tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội vòng 2 mang tính quyết định để chọn ai sẽ lãnh đạo chính phủ trong bối cảnh có nhiều lo ngại về việc phe cực hữu nắm quyền.

Báo động tình trạng xô xát giữa các nhà xe vận tải khách liên tỉnh

Minh Hạnh |

Thời gian gần đây, những vụ việc xô xát giữa nhân viên, lái phụ xe của các doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh liên tiếp xảy ra. Nguyên nhân phần lớn là do tranh giành khách, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh vận tải.

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam nhận thưởng nóng sau khi giành huy chương đồng lịch sử

Chi Trần |

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam được thưởng nóng sau khi xuất sắc đánh bại Bỉ để giành huy chương đồng lịch sử ở FIVB Challenger Cup 2024.

Cận cảnh vị trí rào chắn thi công dốc hạ ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội

Thế Kỷ |

Từ ngày 6.7, nhà thầu bắt đầu rào chắn đoạn dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã phục vụ thi công dốc hạ ngầm tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.

Tiến độ kiểm soát thuốc lá mới phụ thuộc vào đánh giá khoa học của Bộ Y tế

ĐÔNG DU |

Việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản lý thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN) hiện đang là nhiệm vụ của Bộ Y tế (BYT), theo Công điện 47/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, nghiên cứu của BYT chính là yếu tố then chốt tháo gỡ vấn đề thiếu khung pháp lý cho thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN) trong suốt gần 10 năm qua.

Việt Nam và các nước ứng xử với thuốc lá mới thế nào?

ĐÔNG DU |

Đến nay, trong số 195 quốc gia thành viên của WHO, đã có 184 quốc gia quy định thuốc lá làm nóng dưới luật hiện hành, 79 nước quản lý thuốc lá điện tử. Số ít còn lại cấm hoặc buông lỏng quản lý. Cơ chế quản lý 2 sản phẩm này cũng có sự khác biệt giữa các nước tùy theo tình hình nước sở tại.

Kết luận tại COP10: Tiếp tục nghiên cứu trước khi cập nhật khuyến nghị phù hợp về thuốc lá mới

Nhật Quang |

Từ ngày 5 đến ngày 10.2.2024 vừa qua đã diễn ra Hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá (COP) lần thứ 10 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức với sự tham gia của các thành viên. Một trong những kết luận của hội nghị là sẽ thành lập nhóm chuyên trách để tiếp tục nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị phù hợp nhất dành cho thuốc lá mới trong kỳ họp COP11 dự kiến diễn ra vào năm 2025.