Đề xuất 5 điều chỉnh phòng chống dịch COVID-19 phù hợp thực tế

PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ) |

PGS. TS Trần Đình Bình, chuyên gia về Chống nhiễm khuẩn và Vi sinh y học tại Đại học Y Dược Huế (Đại học Huế) nêu 5 đề xuất điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch COVID-19 phù hợp với thực tế.

Nhiều biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới cần có sự thay đổi cho phù hợp hơn. Đó là:

1. Chỉ định xét nghiệm và xét nghiệm

Tại các cơ sở y tế: Xét nghiệm bằng test nhanh cho các bệnh nhân đến khám có triệu chứng nhiễm trùng hô hấp như sốt, ho, sổ mũi. Chỉ xét nghiệm cho bệnh nhân cần nhập viện cấp cứu, cần nhập viện điều trị nội trú, cần làm các thủ thuật, phẫu thuật. Đặc biệt là các bệnh nhân khám tai mũi họng, răng hàm mặt, có khí dung cần được xét nghiệm 100%.

Định kỳ test nhanh cho những bệnh nhân nằm viện ở khoa Ung bướu, những bệnh nhân nặng, bệnh nhân có triệu chứng hô hấp khi đang điều trị một bệnh khác vì nếu test COVID-19 dương tính sẽ thay đổi kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh.

Định kỳ mỗi tuần 1 lần test nhanh cho 10% nhân viên y tế tại các khoa, phòng có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Tại trường học, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức: Hàng tuần định kỳ test nhanh 10% số người làm việc tập trung tại cơ sở một lần vào đầu tuần.

Tại hộ gia đình có người F0 chăm sóc tại nhà: Sau xét nghiệm lần đầu và được chăm sóc tại nhà, các thành viên trong gia đình cần test lần 1, sau đó cả F0 và người nhà xét nghiệm lại lần 2 vào ngày thứ 4, lần 3 vào ngày thứ 7. Căn cứ kết quả xét nghiệm để xử lý cho phù hợp, không cần test liên tục nhiều lần trong ngày và nhiều ngày.

Tại cộng đồng: Chỉ yêu cầu xét nghiệm nhóm người cao tuổi mắc bệnh nền, người cao tuổi ở chung nhà với nhiều thành viên khác định kỳ tuần 1 - 2 lần là được.

2. Quản lý chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà

Trạm y tế địa phương, tổ y tế lưu động là đơn vị quản lý người dân tại địa bàn về y tế, chịu trách nhiệm khám sàng lọc cho người dân khi có triệu chứng, xét nghiệm nhanh những đối tượng này. Không để người dân trực tiếp đến các phòng khám hoặc bệnh viện làm tăng nguy cơ lây lan.

Trạm y tế địa phương, tổ y tế lưu động là đơn vị quản lý người dân tại địa bàn bị mắc COVID-19. Hướng dẫn các quy trình chăm sóc, sử dụng thuốc, xử lý chất thải và liên hệ chuyển tuyến nếu có dấu hiệu chuyển nặng. Thực hiện chăm sóc theo các sổ tay hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành.

3. Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở điều trị

Phân tầng thu dung quản lý điều trị người mắc COVID-19 hợp lý, tập trung tầm soát số ca mắc tại các cơ sở y tế, cơ sở điều trị COVID-19 để giám sát tốt nguy cơ diễn biến nặng trên những bệnh nhân đang điều trị các bệnh nền, các bệnh nhân nhiều yếu tố nguy cơ, các bệnh nhân có nguy cơ sẽ diễn biến nặng để giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và bệnh viện ở các địa phương cần phải tổ chức đơn vị khám và điều trị chuyên khoa, hoặc tổ chức bệnh viện chuyên khoa để thu dung, chăm sóc bệnh lý COVID-19 tại địa bàn, cần phải tăng cường đơn vị ICU tốt cho các đơn vị này, để chuyển bệnh nặng đến đây.

4. Cách ly và phòng hộ cá nhân

Vaccine cơ bản đã được bao phủ trên 90% các đối tượng trên 18 tuổi, hiện đang tiếp tục tiêm mũi tăng cường (mũi 3) tại nhiều địa phương. Như vậy về cơ bản đã tạo sức đề kháng cộng đồng mạnh, nguy cơ diễn biến bệnh nặng và tử vong sẽ ít xảy ra.

Việc cá nhân thực hiện các biện pháp dự phòng cần chú ý 2 việc là khử khuẩn tay và đeo khẩu trang. Trong đó việc đeo khẩu trang thường xuyên là yêu cầu bắt buộc cho quá trình lưu thông, tiếp xúc, hội họp, học tập trực tiếp. Trang bị dung dịch khử khuẩn tay thuận tiện, rộng khắp để đến bất cứ đâu đều có thể vệ sinh tay.

Riêng việc giãn cách và tránh tụ tập thì cần linh hoạt, vì chúng ta đã bước vào giai đoạn bình thường mới, phải học trực tiếp, lao động sản xuất, hội họp. Khai báo y tế nên đơn giản, có bình thường không? Có triệu chứng hô hấp không? Có bệnh nền (trong 20 bệnh quy định của Bộ Y tế)?

5. Khi có ca lây nhiễm tại trường học, bệnh viện, cơ quan:

Xử trí linh hoạt theo các bước sau:

- Cách ly ngay ca nhiễm đến phòng cách ly tạm thời của đơn vị.

- Đánh giá nguy cơ lây nhiễm của ca này.

- Giãn cách hợp lý các trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc lâu (ít nhất là 15 phút trở lên).

- Duy trì các hoạt động khác bình thường và yêu cầu toàn thể lớp học, đơn vị có ca nhiễm giữ nguyên vị trí trong 6-8 giờ tiếp theo .

- Sau 6-8 giờ, test nhanh các trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc lâu (ít nhất là 15 phút trở lên) để xác định các ca nhiễm mới.

- Tùy tình huống mà đưa về chăm sóc cách ly tại nhà hay chuyển đến cơ sở thu dung điều trị covid-19.

Bệnh COVID-19 hiện nay do biến thể Omicron và Omicron tàng hình có những đặc điểm là lây truyền nhanh, có thể tránh được miễn dịch do vắc xin hay do nhiễm các biến thể trước, nhưng biểu hiện lâm sàng nhẹ, phần lớn ở hô hấp trên.

Tuy nhiên không ai có thể lường trước được sau biến thể Omicron là biến thể gì nữa - cần phải theo dõi - virus thì nó sẽ evolution theo quy luật tự nhiên của nó, có thể những đột biến tạo ra biến chủng gây bệnh nhẹ hơn rồi biến mất như con đường của một số virus corona khác như SARS 2003, MERS 2012, hay Corona gây bệnh tiêu chảy ở lợn; và cũng có thể xuất hiện một biến chủng có độc lực mạnh hơn do đột biến.

Sống chung với COVID-19 an toàn, thích ứng và phòng chống hiệu quả, vì thế không thể thể chủ quan, phải thực hiện tốt các biện pháp dự phòng cá nhân, cộng đồng hữu hiệu, khám chữa bệnh an toàn, theo dõi rất sát diễn biến dịch bệnh do virus này trong thời gian đến.

PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ)
TIN LIÊN QUAN

TPHCM sẵn sàng thu dung điều trị trẻ em mắc COVID-19 tại các bệnh viện

Thanh Chân |

TPHCM - Trong bối cảnh số lượt trẻ em đến khám tại các bệnh viện Nhi trên địa bàn thành phố do nghi ngờ mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng, Sở Y tế đã có văn bản khẩn về việc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ em mắc COVID-19 tại các bệnh viện.

Biến thể Omicron "tàng hình" chiếm ưu thế: Hà Nội ứng phó thế nào?

Phạm Đông |

Omicron tàng hình - một biến thể phụ của Omicron còn gọi là BA.2, có tốc độ lây lan nhanh và hiện lan rộng ở nhiều địa phương như Hà Nội và TPHCM. Vậy, biến thể phụ này có nguy hiểm và khác gì với biến thể gốc? Hà Nội cần ứng phó ra sao với biến thể phụ này?

Thời điểm và điều kiện có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu

Bích Hà |

Theo Bộ Y tế, trong thời gian này Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh COVID-19 là bệnh đặc hữu. Tuy nhiên, các chuyên gia lại có quan điểm ngược lại.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

TPHCM sẵn sàng thu dung điều trị trẻ em mắc COVID-19 tại các bệnh viện

Thanh Chân |

TPHCM - Trong bối cảnh số lượt trẻ em đến khám tại các bệnh viện Nhi trên địa bàn thành phố do nghi ngờ mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng, Sở Y tế đã có văn bản khẩn về việc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ em mắc COVID-19 tại các bệnh viện.

Biến thể Omicron "tàng hình" chiếm ưu thế: Hà Nội ứng phó thế nào?

Phạm Đông |

Omicron tàng hình - một biến thể phụ của Omicron còn gọi là BA.2, có tốc độ lây lan nhanh và hiện lan rộng ở nhiều địa phương như Hà Nội và TPHCM. Vậy, biến thể phụ này có nguy hiểm và khác gì với biến thể gốc? Hà Nội cần ứng phó ra sao với biến thể phụ này?

Thời điểm và điều kiện có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu

Bích Hà |

Theo Bộ Y tế, trong thời gian này Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh COVID-19 là bệnh đặc hữu. Tuy nhiên, các chuyên gia lại có quan điểm ngược lại.