Cựu viên chức WHO kêu cứu cho hàng tỉ người đang hút thuốc lá

Linh Chi |

Nhằm thực thi mục tiêu giảm mức tiêu thụ thuốc lá trên toàn cầu, cũng như giảm gánh nặng do hút thuốc lá điếu gây ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) đã đưa ra ba mục tiêu quan trọng, trong đó bao gồm giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Tuy nhiên, hướng tiếp cận giảm tác hại mà tổ chức này đặt ra hiện chưa được thực thi toàn diện.

Chính vì vậy, trong thư gửi WHO, hai cựu viên chức từng làm việc tại tổ chức này là GS. Robert Beaglehole và GS. Ruth Bonita đã nhấn mạnh, hướng tiếp cận giảm tác hại của thuốc lá điếu bằng những sản phẩm thay thế là chiến lược quan trọng, đồng thời là cơ hội cải thiện tình trạng sức khỏe của hàng tỉ người đang hút thuốc lá.

Các sản phẩm giảm tác hại hiện diện: Xu hướng tiêu thụ thuốc lá điếu thay đổi?

Số liệu thống kê của WHO cho thấy, thế giới hiện có 1,1 tỉ người hút thuốc lá điếu, tỉ lệ ở người hút thuốc lá trưởng thành có xu hướng giảm, nhưng ghi nhận có sự gia tăng tình trạng hút thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng hút thuốc có tính “lây nhiễm”, nếu trong nhà có người thân, họ hàng hút thuốc thì những thế hệ sau sẽ xem việc hút thuốc là bình thường. Điều này cũng lý giải vì sao các nước có thu nhập thấp, tỉ lệ hút thuốc càng cao dù chính phủ đã thực thi nhiều biện pháp cứng rắn.

Do đó, các chuyên gia y tế công cộng trên toàn cầu xác định, chỉ mỗi thực thi giảm cung, giảm cầu là không khả thi, mà cần bổ trợ thêm các biện pháp giảm tác hại bằng những sản phẩm thay thế thuốc lá điếu với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn. Nói về vai trò của giải pháp này, hai giáo sư bày tỏ quan điểm: “Trong bối cảnh thế kỷ 21 với nhiều tiến bộ công nghệ, việc phản đối các sản phẩm giảm tác hại chỉ tạo thêm đặc quyền cho thuốc lá điếu thông thường."

Được biết, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đã cho phép kinh doanh một số sản phẩm thuốc lá không khói bao gồm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử hệ đóng (closed system) và thuốc lá ngậm snus, đồng thời khẳng định các danh mục sản phẩm này “thích hợp để cải thiện sức khỏe cộng đồng”.

Một trường hợp khác là Thụy Điển, quốc gia có tỉ lệ người hút thuốc lá điếu thấp nhất (chỉ 7%) trong tất cả các nước phát triển. Nghiên cứu cho thấy, kết quả này một phần đến từ thực tế rằng nhiều người hút thuốc lá điếu đã chuyển đổi sang thuốc lá ngậm snus, một dạng thuốc lá không khói.

GS. Robert Beaglehole và GS. Ruth Bonita kêu gọi giảm tác hại của thuốc lá điếu bằng các giải pháp thay thế.
GS. Robert Beaglehole và GS. Ruth Bonita kêu gọi giảm tác hại của thuốc lá điếu bằng các giải pháp thay thế.

Trong khi đó tại Nhật Bản, doanh số kinh doanh thuốc lá điếu đốt cháy đã sụt giảm nhanh chóng trong 5 năm kể từ khi bắt đầu thương mại hóa sản phẩm thuốc lá làm nóng, mặc dù chính phủ không thực thi bất kỳ chính sách cứng rắn nào tác động lên việc thương mại của thuốc lá điếu trong thời gian này.

Chính sách kiểm soát thuốc lá: Thực thi song hành “cai thuốc lá” và “giảm tác hại”

Trước thực tế việc cai bỏ thuốc lá hoàn toàn chưa bao giờ đạt mục tiêu đề ra, các chuyên gia đánh giá, những chiến lược kiểm soát thuốc lá cần được áp dụng đồng bộ. Theo đó, bên cạnh việc hỗ trợ cai nghiện cho người quyết tâm bỏ thuốc, cần cho thêm lựa chọn bằng các giải pháp thay thế đối với người chưa muốn cai.

Theo đó, hai giáo sư Robert Beaglehole và Ruth Bonita khẳng định, mục tiêu cai thuốc lá của WHO là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, để ngừng hút thuốc lá điếu sẽ có nhiều biện pháp, trong đó chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm cung cấp nicotin không khói như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng hay thuốc lá ngậm snus, cũng là hướng tiếp cận đạt được mục tiêu trên.

Đến nay, trong tổng số 193 quốc gia thành viên của WHO, đã có 184 nước đưa thuốc lá làm nóng và 79 nước đưa thuốc lá điện tử vào chính sách quản lý như là thêm giải pháp dành cho những người đang hút thuốc lá điếu. Sắp tới đây Thái Lan sẽ là nước được dự kiến là quốc gia tiếp theo luật hóa những sản phẩm này.

Ông Lê Thành Hưng - Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cho biết nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia cho thuốc lá thế hệ mới.
Ông Lê Thành Hưng - Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cho biết nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia cho thuốc lá thế hệ mới.

Trong khi đó, tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều tín hiệu tích cực từ cơ quan bộ ngành đối với các sản phẩm thay thế thuốc lá điếu này, nhưng đến nay vẫn chưa có khung hành lang pháp lý nào được ban hành và hướng dẫn chính thức.

Ông Lê Thành Hưng - Trưởng Phòng Tiêu chuẩn Chất lượng Nông nghiệp - Thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam - VSQI cho biết, trên cơ sở các nghiên cứu, nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm các nước châu Âu, Bắc Mỹ, các nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Đông và châu Á…

Cũng theo ông Hưng, vào năm 2021, WHO đề xuất kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm thuốc lá thay thế, bao gồm thuốc lá điện tử.

Hiện các giải pháp giảm tác hại đã và đang ứng dụng thực tiễn trên toàn cầu, trong đó bao gồm các nước có nền y tế tiến bộ như Mỹ, Anh, Nhật,… Do đó, Việt Nam có thể tận dụng những kết quả, số liệu này để làm cơ sở tham chiếu tin cậy để từ đó đưa ra hướng quản lý, kiểm soát phù hợp. Việc sớm đưa mọi sản phẩm thuốc lá vào quản lý và kiểm soát bởi pháp luật sẽ giải quyết toàn diện các vấn đề ách tắc hiện nay như chống thất thoát thuế, cải thiện tình trạng sức khỏe người hút thuốc lá và cộng đồng, ngăn chặn sự tiếp cận của giới trẻ, cũng như khóa chặt sự lan rộng của buôn lậu.

Linh Chi
TIN LIÊN QUAN

Quản lý thuốc lá làm nóng thế nào để ngăn giới trẻ tiếp cận

Minh Linh |

Theo định nghĩa của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012, thuốc lá làm nóng là “dạng khác” của thuốc lá, nên sản phẩm này cần phải chịu sự quản lý dưới luật. Tuy nhiên, việc quản lý phải hiệu quả trong việc ngăn chặn giới trẻ tiếp cận sản phẩm, bên cạnh các vấn đề liên quan tới lợi ích kinh tế của quốc gia và giảm gánh nặng quản lý cho các cơ quan chức năng.

Các nước làm gì để ngăn giới trẻ tiếp cận với thuốc lá không khói?

Minh Luân |

Trong chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,… nỗ lực ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp cận các sản phẩm này luôn được đặt lên hàng đầu.

Thuốc lá không khói: Dùng luật nào để quản lý?

Trung Đức |

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá Việt Nam năm 2012 ra đời đã góp phần quan trọng trong chiến lược kiểm soát tác hại của khói thuốc lá đối với cộng đồng. Trước diễn biến mới của thị trường với sự xuất hiện của thuốc lá không khói, việc rà soát lại các quy định để hiểu đúng và đủ từ góc độ luật pháp là một điều cần thiết.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Quản lý thuốc lá làm nóng thế nào để ngăn giới trẻ tiếp cận

Minh Linh |

Theo định nghĩa của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012, thuốc lá làm nóng là “dạng khác” của thuốc lá, nên sản phẩm này cần phải chịu sự quản lý dưới luật. Tuy nhiên, việc quản lý phải hiệu quả trong việc ngăn chặn giới trẻ tiếp cận sản phẩm, bên cạnh các vấn đề liên quan tới lợi ích kinh tế của quốc gia và giảm gánh nặng quản lý cho các cơ quan chức năng.

Các nước làm gì để ngăn giới trẻ tiếp cận với thuốc lá không khói?

Minh Luân |

Trong chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,… nỗ lực ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp cận các sản phẩm này luôn được đặt lên hàng đầu.

Thuốc lá không khói: Dùng luật nào để quản lý?

Trung Đức |

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá Việt Nam năm 2012 ra đời đã góp phần quan trọng trong chiến lược kiểm soát tác hại của khói thuốc lá đối với cộng đồng. Trước diễn biến mới của thị trường với sự xuất hiện của thuốc lá không khói, việc rà soát lại các quy định để hiểu đúng và đủ từ góc độ luật pháp là một điều cần thiết.