Cúm mùa biến chứng nguy hiểm ra sao?

T.Linh |

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Các triệu chứng ban đầu có thể là những cơn sốt bắt đầu xuất hiện; có cảm giác ớn lạnh; nhức đầu; đau nhức cơ bắp; chóng mặt; ăn không ngon; mệt mỏi, ho, đau họng...

Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm- Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong".

Theo bác sĩ Lâm, bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là những cơn sốt bắt đầu xuất hiện; có cảm giác ớn lạnh; nhức đầu; đau nhức cơ bắp; chóng mặt; ăn không ngon; mệt mỏi, ho, đau họng; chảy nước mũi; buồn nôn, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực, đau tai, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.

Hàng năm ở Việt Nam trung bình có trên 800.000 người mắc cúm, số mắc thương gia tăng vào các thời điểm giao mùa.

Theo số liệu giám sát năm 2019, có trên 60000 người mắc cúm, thấp hơn rất nhiều so với số mắc trung bình hàng năm và thấp hơn 15% so với cùng kỳ 2018. 

Bác sĩ Lâm cho hay: Cúm có biến chứng (cúm nặng) là ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định kèm theo một trong các biểu hiện có tổn thương ở phổi với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng (thở nhanh, khó thở...) và/hoặc có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng. Có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu)

Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; Người già trên 65 tuổi; Phụ nữ có thai; Người lớn mắc các bệnh mạn tính; Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS)

Đối với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

Cần nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên. Thuốc kháng virus được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định. Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.

Cúm có biến chứng: Cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt. Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.

Cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

T.Linh
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhân cúm "đòi" Tamiflu, bác sĩ chỉ rõ tác dụng phụ nguy hiểm ra sao?

THẢO ANH - TẠ QUANG |

Tác nhân thời tiết khiến lượng bệnh nhân cúm mùa gia tăng. Nhiều người tự ý mua Tamiflu về sử dụng khiến thuốc "đội giá" và khan hiếm. Các bác sĩ đã có những chia sẻ xung quanh tình trạng dở khóc dở cười - "bệnh nhân đòi thuốc Tamiflu vì nghĩ là "thần dược" trị cúm". Vậy thực hư hiệu quả của loại thuốc này ra sao?

Bệnh nhân cúm mùa tăng chóng mặt, bác sĩ khuyến cáo điều gì?

THẢO ANH - TẠ QUANG |

Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính và phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin. Hà Nội đang vào mùa nồm ẩm đặc trưng thời tiết miền Bắc, cũng chính là thời điểm lượng bệnh nhân mắc cúm mùa cao nhất trong năm. 

Thuốc Tamiflu trị cúm: Găm hàng, “thổi giá” để trục lợi!

Nhóm PV |

Dịch cúm bùng phát, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Giá thuốc Tamiflu ngoài thị trường đã tăng lên gấp nhiều lần. Tình trạng “găm hàng”, “ôm hàng”, “thổi” giá thuốc để trục lợi đang diễn ra. 

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi. 

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1. 

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Bệnh nhân cúm "đòi" Tamiflu, bác sĩ chỉ rõ tác dụng phụ nguy hiểm ra sao?

THẢO ANH - TẠ QUANG |

Tác nhân thời tiết khiến lượng bệnh nhân cúm mùa gia tăng. Nhiều người tự ý mua Tamiflu về sử dụng khiến thuốc "đội giá" và khan hiếm. Các bác sĩ đã có những chia sẻ xung quanh tình trạng dở khóc dở cười - "bệnh nhân đòi thuốc Tamiflu vì nghĩ là "thần dược" trị cúm". Vậy thực hư hiệu quả của loại thuốc này ra sao?

Bệnh nhân cúm mùa tăng chóng mặt, bác sĩ khuyến cáo điều gì?

THẢO ANH - TẠ QUANG |

Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính và phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin. Hà Nội đang vào mùa nồm ẩm đặc trưng thời tiết miền Bắc, cũng chính là thời điểm lượng bệnh nhân mắc cúm mùa cao nhất trong năm. 

Thuốc Tamiflu trị cúm: Găm hàng, “thổi giá” để trục lợi!

Nhóm PV |

Dịch cúm bùng phát, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Giá thuốc Tamiflu ngoài thị trường đã tăng lên gấp nhiều lần. Tình trạng “găm hàng”, “ôm hàng”, “thổi” giá thuốc để trục lợi đang diễn ra.