COVID-19 có thể gây rối loạn cương dương ở nam giới

NGỌC ANH (THEO PREVENTION) |

Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay đã chỉ ra mối liên hệ giữa COVID-19 và bệnh rối loạn cương dương (ED), không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng để phát huy chức năng tình dục ở những người đàn ông đã hồi phục, cả ngắn hạn và dài hạn.

Nguyên nhân gây rối loạn cương dương

Ảnh: Prevention
Ảnh: Prevention

Về mặt tâm lý, cần phải có sự kích thích; về mặt sinh lý, não và cơ thể cần giải phóng các hợp chất thích hợp để bắt đầu sự cương cứng; và về mặt thể chất, dương vật phải có khả năng cương cứng.

Tiến sĩ Herati, giám đốc khoa vô sinh nam và sức khỏe nam giới tại Viện Tiết niệu Brady và trợ lý giáo sư về tiết niệu tại Đại học Johns Hopkins giải thích, virus Corona xâm nhập vào cơ thể có thể làm rối loạn mọi phần của hệ thống này, từ mạch máu đến nồng độ testosterone, dẫn đến chứng rối loạn cương dương.

Tiến sĩ Herati lưu ý: “Bất kỳ bệnh nặng nào ảnh hưởng đến cơ thể đều có thể gây ED, nhưng COVID-19 có phản ứng viêm toàn thân mạnh mẽ thực sự sẽ làm giảm các hormone. Mất ham muốn giao hợp và giảm khả năng cương cứng tự phát là điều mà nam giới sẽ nhận thấy”.

Các vấn đề về mạch máu do COVID-19 có thể gây ra ED

Tiến sĩ Anthony Harris, phó giám đốc y tế của WorkCare nói rằng nhiễm COVID-19 cũng “ảnh hưởng đến mạch máu, tim và phổi, từ đó, tác động đến sự cương cứng của phái mạnh”.

COVID-19 tấn công các mạch máu và các triệu chứng do biến chứng này đã được ghi nhận. Ví dụ: cục máu đông trong phổi có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, trong khi các cục máu đông gần bề mặt da sẽ gây ra “ngón chân COVID”. Nếu lưu lượng máu bị suy yếu hoặc bị chặn bởi COVID-19, rối loạn cương dương sẽ xảy ra do một sự cương cứng khỏe mạnh đòi hỏi lưu lượng máu khỏe mạnh.

Theo Cleveland Clinic, “Những người đàn ông có sức khỏe kém có nguy cơ phát triển ED và cũng có phản ứng nghiêm trọng với COVID-19. Ví dụ, ED liên quan tới các vấn đề tiềm ẩn với tim hoặc tuần hoàn, đặc biệt là khi nhiễm COVID-19. Nếu không nhận đủ máu đến các bộ phận khác của cơ thể do đông máu hoặc tim bị suy yếu, thì việc cương cứng sẽ rất khó khăn”.

Tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tinh thần

Ngoài những ảnh hưởng về thể chất, tổn thất tinh thần khi phục hồi sau virus có thể đóng một vai trò trong việc ngăn chặn ham muốn tình dục.

Những người đã hồi phục sau COVID-19, nhưng vẫn gặp các triệu chứng hoặc tác dụng phụ kéo dài, sẽ có nguy cơ đặc biệt với ED do ảnh hưởng về tâm lý. Trầm cảm, lo lắng và mệt mỏi đều có thể phá hủy ham muốn tình dục, dẫn đến các vấn đề sinh sản.

ED do COVID-19 sẽ kéo dài bao lâu?

Mức testosterone thường phục hồi trở lại mức bình thường sau khi bệnh tạm thời qua đi. “Theo hiểu biết của tôi, không có dữ liệu nào nói rằng COVID-19 ảnh hưởng đến cấu trúc của dương vật” Tiến sĩ Herati nói. ED có thể là một vấn đề ngắn hạn.

Tuy nhiên, không có gì đảm bảo. Tiến sĩ Harris nói: “Chúng tôi không biết những hiệu ứng này sẽ kéo dài trong bao lâu về sau, nhưng thường là ba tháng, sáu tháng hoặc thậm chí lâu hơn.” Giống như các triệu chứng về thần kinh và tim mạch, hiện tại vẫn chưa có đủ nghiên cứu để xác định thời gian ED kéo dài bao lâu sau COVID-19.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19, ngay cả khi bị ED

Không có bằng chứng nào cho thấy vaccine COVID-19 gây ra ED. Tác dụng phụ của nó cũng giống như tác dụng phụ của việc tiêm phòng cúm hàng năm. Vì vậy, đàn ông nên đi tiêm phòng để ngừa COVID-19, từ đó, tránh mắc chứng rối loạn cương dương.

Nếu nghi ngờ mình bị ED, hãy gặp bác sĩ

Ảnh: Healthline
Ảnh: Healthline

COVID-19 là một căn bệnh nghiêm trọng và bước đầu tiên là phải giải quyết các triệu chứng và tác dụng phụ, như khó thở hoặc các vấn đề về tim. Chữa bệnh rối loạn cương dương nên xếp cuối danh sách ưu tiên.

Nhưng nếu đã bình phục mà vẫn gặp ED, thì tốt hơn hết là bạn nên tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra ED và đưa ra các giải pháp tiềm năng.

NGỌC ANH (THEO PREVENTION)
TIN LIÊN QUAN

Hóa giải nỗi sợ kim tiêm để có thể tiêm vaccine COVID-19

NGỌC ANH (THEO HEALTH) |

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), chứng sợ kim tiêm được biết đến với tên gọi “Trypanophobia”, đây là một nỗi sợ thực sự ảnh hưởng đến khoảng 25% người trưởng thành, khiến khoảng 7% người trong số họ luôn né tránh việc tiêm chủng.

Cách xua tan nhàm chán khi bạn ở nhà phòng chống dịch COVID-19

ánh nhiên (Theo Boldsky) |

Bùng phát nghiêm trọng của COVID-19 dẫn đến chúng ta phải thực hiện giãn cách xã hội, tất cả mọi dự định đều bị hoãn lại và chúng ta phải ở nhà để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây, là cách giúp chống lại buồn chán khi ở nhà.

Sưng hạch bạch huyết sau tiêm vaccine COVID-19 nhầm lẫn với ung thư vú?

NGỌC ANH (THEO HEALTH) |

Phụ nữ được khuyến cáo nên đợi 4 tuần sau khi tiêm vaccine COVID-19 hãy lên lịch chụp X-quang tuyến vú vì lo ngại về một tác dụng phụ mới: sưng hạch bạch huyết dưới nách.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hóa giải nỗi sợ kim tiêm để có thể tiêm vaccine COVID-19

NGỌC ANH (THEO HEALTH) |

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), chứng sợ kim tiêm được biết đến với tên gọi “Trypanophobia”, đây là một nỗi sợ thực sự ảnh hưởng đến khoảng 25% người trưởng thành, khiến khoảng 7% người trong số họ luôn né tránh việc tiêm chủng.

Cách xua tan nhàm chán khi bạn ở nhà phòng chống dịch COVID-19

ánh nhiên (Theo Boldsky) |

Bùng phát nghiêm trọng của COVID-19 dẫn đến chúng ta phải thực hiện giãn cách xã hội, tất cả mọi dự định đều bị hoãn lại và chúng ta phải ở nhà để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây, là cách giúp chống lại buồn chán khi ở nhà.

Sưng hạch bạch huyết sau tiêm vaccine COVID-19 nhầm lẫn với ung thư vú?

NGỌC ANH (THEO HEALTH) |

Phụ nữ được khuyến cáo nên đợi 4 tuần sau khi tiêm vaccine COVID-19 hãy lên lịch chụp X-quang tuyến vú vì lo ngại về một tác dụng phụ mới: sưng hạch bạch huyết dưới nách.