Chuyên gia phân tích lợi và hại của mì ăn liền

Minh Vân |

Là một trong những món ăn phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, mì ăn liền cũng vấp phải nhiều lời đồn bậc nhất dẫn đến tâm lý vừa ăn vừa hoang mang từ phía người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu thực hư của vấn đề này dưới phân tích của chuyên gia để chúng ta an tâm với lựa chọn của mình.

Mì ăn liền và các ý kiến trái chiều

Có người lo lắng ăn mì ăn liền sẽ gây ung thư, làm tăng cân, gây thiếu chất, nổi mụn… trong khi nhóm khác lại cho biết đã ăn nhiều năm và thấy không có vấn đề gì. Vậy, thực chất mì ăn liền có ưu – khuyết điểm gì, dùng sao cho đúng cách? Cùng tham khảo phân tích của chuyên gia dinh dưỡng để có thêm thông tin khoa học cho lựa chọn tiêu dùng thông minh.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích, không có món ăn nào thật sự có lợi nếu ăn quá nhiều và cũng không có thực phẩm nào có hại nếu được chế biến khoa học, cân bằng dinh dưỡng. Vì thế, rất khó để kết luận mì ăn liền có lợi hay có hại nếu không phân tích dưới khía cạnh khoa học dinh dưỡng.

Giải mã mì ăn liền qua góc nhìn chuyên gia:

Mì ăn liền có gây ”khó tiêu” không?

Một số người cho rằng mì ăn liền gây rối loạn chức năng dạ dày do sử dụng nhiều chất phụ gia và bảo quản. Trên thực tế, mì ăn liền được bảo quản lâu bằng phương pháp làm khô mì thông qua cách chiên hoặc sấy để độ ẩm trong mì được giảm xuống mức thấp nhất. Vì vậy, việc cho rằng mì ăn liền chứa nhiều chất bảo quản gây đầy bụng là chưa chính xác.

Ăn mì gói bị tăng cân, béo phì?

PGS.TS Lê Bạch Mai phân tích, nhu cầu năng lượng của người trưởng thành khoảng 2.000-2.500kcal. Trong khi đó, một sản phẩm mì ăn liền thông dụng (75g) cung cấp 40-50g chất bột đường, khoảng 6.9g chất đạm, 10-13g chất béo và 300 – 350kcal. Chất béo thấm trong vắt mì chiên đáp ứng 17-19% nhu cầu chất béo hằng ngày cho một người trưởng thành.

Như vậy, hàm lượng chất béo và tinh bột, năng lượng cung cấp của mì ăn liền đã được tính toán cân đối, hợp lý, không làm tăng cân như nhiều người nhầm tưởng.

Mì thịt băm. Ảnh: Minh Vân
Mì thịt băm. Ảnh: Minh Vân

Ăn mì gói nhiều bị thiếu chất dinh dưỡng?

Về điều này, PGS.TS Lê Bạch Mai phân tích, trên thực tế, không có một loại thực phẩm nào có thể đáp ứng trọn vẹn dinh dưỡng cho một bữa ăn. Mì ăn liền chứa thành phần dinh dưỡng chính là tinh bột như cơm, bún, bánh phở nên không thể đòi hỏi một gói mì có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Do vậy, người dùng có thể kết hợp mì ăn liền với rau xanh và đạm để tạo thành bữa ăn phong phú, đủ dinh dưỡng.

Ăn mì gói có bị ung thư?

Nhiều người lo ngại trong mì ăn liền có hóa chất, chất bảo quản độc hại, mì sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần là nguyên nhân gây ung thư.

PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết, đến nay trên thế giới chưa ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào chứng mình thực phẩm này là nguyên nhân gây ung thư.

Gợi ý cách ăn mì ăn liền ngon – khỏe từ chuyên gia

Một số gợi ý cho bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng với mì ăn liền:

- Bổ sung thêm chất đạm từ các loại thịt, hải sản, trứng…

- Ăn kèm các loại rau củ như: giá đỗ, rau xanh, kim chi, cải chua … Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Bộ Y tế thì mỗi 1.000 kcal ăn vào cần 14g chất xơ.

Hiện nay, một số thực phẩm mì ăn liền được nhà sản xuất bổ sung thêm rau củ, thịt, trứng, rong biển… nhằm đa dạng thực phẩm, tăng giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đây cũng là giải pháp dinh dưỡng cơ bản, tiện lợi cho nhu cầu bữa ăn hiện đại, nhanh chóng ngày càng tăng cao hiện nay.

Minh Vân
TIN LIÊN QUAN

San sẻ từng gói mì tôm cho 58 học sinh vừa bị ngắt chế độ bán trú

THANH TUẤN |

Để tiếp sức các em đến trường và không phải bỏ học giữa chừng, thầy cô giáo trường Phổ thông dân tộc bán trú Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã sẻ chia từng gói mì tôm, lon gạo. Việc làm này để động viên các em học sinh vừa bị ngắt chế độ bán trú.

Nam sinh nhiều tháng liền ăn mì tôm, mong từng ngày được nhận tiền hỗ trợ

NHẬT HUY - HOÀI ANH |

Mì tôm - món ăn duy nhất xuất hiện trong thực đơn của Đồng Duy Trường (sinh viên năm cuối Đại học Kinh doanh - Công nghệ Hà Nội) những tháng vừa qua. Công việc làm thêm phải tạm dừng khiến Trường phải loay hoay, xoay sở từng ngày để có tiền ăn, tiền đóng trọ. Sau khi nhận được thông báo về việc sinh viên khó khăn, lao động mất việc, dừng việc chưa đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 hoặc nhóm đặc thù của thành phố sẽ nhận được 500.000 đồng tiền hỗ trợ, Trường đang mong từng ngày được nhận số tiền này để trang trải cuộc sống.

Cách chế biến mì tôm thành những món lạ miệng cho bữa sáng gia đình

Hải Ngọc |

Thay vì chỉ nấu mì tôm theo cách truyền thống, mọi người có thể chế biến mì tôm theo những cách dưới đây để bữa sáng của mình trở nên đa dạng hơn.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

San sẻ từng gói mì tôm cho 58 học sinh vừa bị ngắt chế độ bán trú

THANH TUẤN |

Để tiếp sức các em đến trường và không phải bỏ học giữa chừng, thầy cô giáo trường Phổ thông dân tộc bán trú Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã sẻ chia từng gói mì tôm, lon gạo. Việc làm này để động viên các em học sinh vừa bị ngắt chế độ bán trú.

Nam sinh nhiều tháng liền ăn mì tôm, mong từng ngày được nhận tiền hỗ trợ

NHẬT HUY - HOÀI ANH |

Mì tôm - món ăn duy nhất xuất hiện trong thực đơn của Đồng Duy Trường (sinh viên năm cuối Đại học Kinh doanh - Công nghệ Hà Nội) những tháng vừa qua. Công việc làm thêm phải tạm dừng khiến Trường phải loay hoay, xoay sở từng ngày để có tiền ăn, tiền đóng trọ. Sau khi nhận được thông báo về việc sinh viên khó khăn, lao động mất việc, dừng việc chưa đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 hoặc nhóm đặc thù của thành phố sẽ nhận được 500.000 đồng tiền hỗ trợ, Trường đang mong từng ngày được nhận số tiền này để trang trải cuộc sống.

Cách chế biến mì tôm thành những món lạ miệng cho bữa sáng gia đình

Hải Ngọc |

Thay vì chỉ nấu mì tôm theo cách truyền thống, mọi người có thể chế biến mì tôm theo những cách dưới đây để bữa sáng của mình trở nên đa dạng hơn.