Chuyên gia bày cách "đối phó" với ô nhiễm không khí

Minh An |

Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo để người dân dự phòng, bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội hiện nay.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đến ngày 18.12, Hà Nội có thể có mưa. Thời điểm chưa có mưa, chất lượng không khí có thể vẫn duy trì ở mức xấu.

Ô nhiễm không khí có tác hại thế nào với sức khỏe?

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An - nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (hiện là Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt): Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.

Không chỉ phổi và hệ hô hấp mà ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan khác. Trong đó, hệ hô hấp và phổi là những cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An cho biết: "Sở dĩ, đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với không khí bên ngoài, không khí bên ngoài ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống niêm mạc, tế bào đường hô hấp trên.

Nếu đường hô hấp trên bị nhiễm khuẩn sẽ tạo ra viêm xoang, viêm tai giữa và sâu hơn nữa là các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây ra các bệnh về phổi, phế quản.

Không khí ô nhiễm nên hạn chế ra đường.
Không khí ô nhiễm nên hạn chế ra đường.

Nếu một người hít phải khí CO của khói bếp than tổ ong trong một thời gian dài, cộng thêm các yếu tố ô nhiễm không khí khác sẽ gây ung thư phổi. Như vậy, ô nhiễm không khí sẽ làm gia tăng các bệnh ung thư như ung thư phổi, thanh khoản, mũi xoang.

Thậm chí không khí ô nhiễm còn làm tổn thương các mô do các hạt bụi mịn và siêu mịn dễ dàng đi vào trong máu và tiếp cận với hầu hết cơ quan. Chúng còn là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng viêm toàn thân và làm phức tạp thêm những căn bệnh đã có từ trước".

Những người dễ bị ảnh hưởng nhất bởi ô nhiễm không khí là người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người bị các bệnh lý mãn tính...

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An cho biết ngoài những biện pháp khách quan để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình.

Khi đi ra đường mọi người nên sử dụng khẩu trang. Màng lọc của khẩu trang chỉ hạn chế bớt không khí bẩn chứ không làm không khí sạch tuyệt đối.

Tuy nhiên, khi đi ra ngoài đường mọi người vẫn nên đeo khẩu trang đặc biệt là trẻ em. Khi về nhà nên rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý làm sạch đường hô hấp trên. Với các gia đình, ở trong nhà có thể đóng kín cửa, bật máy lọc không khí để giảm bớt nồng độ ô nhiễm.

“Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng cơ bản nhất để cơ thể tạo sức đề kháng tốt cho cơ thể. Nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả, sữa chua để cung cấp đầy đủ các loại vitamin, yếu tố vi lượng. Đồng thời đa dạng hoá các bữa ăn, tạo một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ năng lượng”, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An đưa ra khuyến nghị.

Khi có sức đề kháng tốt, toàn bộ hệ thống niêm mạc của đường hô hấp trên hoạt động tốt như một hệ thống phòng ngự. Tất cả các vi khuẩn qua hệ thống phòng ngự đã bị diệt khá nhiều, không khí đi xuống đường hô hấp dưới hầu như là sạch. Người lớn và trẻ em sẽ hạn chế được các bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới đặc biệt là với trẻ em.

Việc khám sức khoẻ thường xuyên sẽ phát hiện sớm các bệnh do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đặc biệt sẽ tầm soát được các loại bệnh ung thư.

Minh An
TIN LIÊN QUAN

Cho học sinh nghỉ học vì ô nhiễm: Có “trốn” trong nhà mãi được không?

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Liên quan đến đề xuất cho học sinh nghỉ học trong những ngày Hà Nội ô nhiễm không khí đỉnh điểm, một số phụ huynh cho biết điều đó là không cần thiết vì việc ô nhiễm không khí không phải "ngày một ngày hai" mà có thể "trốn" được.

80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường ô nhiễm

T.Linh |

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, 80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động,nguồn nước nhiễm độc, không khí ô nhiễm và nếp sống thiếu vệ sinh…

Ô nhiễm không khí: Hạn chế ra đường thì dân đi đâu?

thuỳ linh |

Những ngày gần đây, các chỉ số xấu về chất lượng không khí tại Hà Nội tiếp tục làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, thậm chí gây bệnh nặng và mãn tính như bệnh phổi, hô hấp, hen suyễn, dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Cho học sinh nghỉ học vì ô nhiễm: Có “trốn” trong nhà mãi được không?

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Liên quan đến đề xuất cho học sinh nghỉ học trong những ngày Hà Nội ô nhiễm không khí đỉnh điểm, một số phụ huynh cho biết điều đó là không cần thiết vì việc ô nhiễm không khí không phải "ngày một ngày hai" mà có thể "trốn" được.

80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường ô nhiễm

T.Linh |

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, 80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động,nguồn nước nhiễm độc, không khí ô nhiễm và nếp sống thiếu vệ sinh…

Ô nhiễm không khí: Hạn chế ra đường thì dân đi đâu?

thuỳ linh |

Những ngày gần đây, các chỉ số xấu về chất lượng không khí tại Hà Nội tiếp tục làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, thậm chí gây bệnh nặng và mãn tính như bệnh phổi, hô hấp, hen suyễn, dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi.