Chứng rối loạn stress sau sang chấn do COVID-19 gây ra đáng sợ như thế nào?

Thế Lâm |

Các triệu chứng rối loạn stress sau sang chấn (Post-traumatic stress disorder – PTSD) đã và đang xảy ra đối với nhiều trường hợp không chỉ là bệnh nhân COVID-19 mà cả những chiến sĩ, lực lượng tình nguyện ở tuyến đầu chống dịch.

PTSD là gì?

Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là những hồi tưởng mang tính thâm nhập, tái hiện của một sự kiện sang chấn quá mạnh; sự hồi tưởng kéo dài hơn 1 tháng và bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sự kiện.

Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TPHCM, đã có nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy, sau điều trị COVID-19 cứ 5 người thì có 1 người bị sang chấn và xuất hiện triệu chứng PTSD.

Sau đại dịch COVID-19, từ 15-20% gia đình xuất hiện mâu thuẫn xung đột thứ phát. Trẻ yếu thế ở một số quốc gia sau đại dịch, có từ 70-90% cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Cũng theo GS.Huỳnh Văn Sơn, trong khuôn khổ dự án “PsyCare - chăm sóc tinh thần mùa COVID” do Khoa Tâm lý thuộc ĐH Sư phạm TPHCM thực hiện, giai đoạn từ tháng 7-9 cho thấy sức khỏe tinh thần của người dân trong khu cách ly, chiến sĩ tuyến đầu có dấu hiệu báo động.

Nhiều chiến sĩ tuyến đầu chứng kiến sự mất mát người thân nhưng vẫn phải tiếp tục làm việc, dấu hiệu sang chấn cũng xuất hiện đối với những người phải trải nghiệm trong bối cảnh kiểm soát một cách nghiêm ngặt, dài lâu do dịch bệnh. Bên cạnh đó, lực lượng tuyến đầu sau một thời gian làm việc dài cũng xảy ra vấn đề kiệt sức nghề nghiệp.

Quan tâm sức khỏe tâm thần người dân trong và sau dịch

GS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp - Hiệu trưởng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng, dịch COVID-19 cho chúng ta thấy những gì đang còn thiếu, đó chính là cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề tâm lý của lực lượng nhân viên y tế, tình nguyện viên chống dịch, và cả việc chăm sóc thể chất tinh thần cho người dân.

Theo TS.Lê Minh Công - ĐH Khoa học - Xã hội & Nhân văn TPHCM, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân trước, trong và sau COVID-19 cần phân chia ra theo các nhóm với mức độ từ thấp đến cao.

Trong đó, đối với nhóm có mức nguy cơ trung bình trở lên cần thiết lập một trung tâm xử lý khủng hoảng và tự sát để quan tâm, theo dõi những người sau dịch bệnh có nguy cơ tự sát cao, đồng thời khảo sát phát hiện sớm qua sàn lọc tại tuyến cơ sở.

Đối với nhóm nguy cơ cao, triệu chứng có thể từ 3-6 năm sau mới khởi phát, vì vậy cần phát triển y tế từ xa về sức khỏe tâm thần; mở lại trung tâm giáo dục khuyết tật, tâm thần từ xa

Các nhóm đối tượng được TS.Công lưu ý có mức độ nhạy cảm về sức khỏe tâm thần là nhóm dân nhập cư; trẻ khuyết tật, mồ côi, đường phố… GS.Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh thêm: “Người yếu thế, trẻ yếu thế rất nhạy cảm, không bao giờ được để người khác từ quan tâm lại trở thành thương hại họ. Đó là điều cấm kỵ”.

Một đơn cử được GS.Huỳnh Văn Sơn chia sẻ, trong quá trình thực hiện, dự án Psy đã xử lý ngăn chặn thành công một ca tự tử và tự tử tập thể. Chính vì thế theo ông, chiến lược chăm sóc sức khỏe tinh thần là rất quan trọng trong việc góp phần hồi phục sự phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 tại TPHCM.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Stress ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?

THANH VÂN (THEO EATTHIS.COM) |

Giữa tâm trí và thể chất luôn có sự gắn kết với nhau. Khi bạn cảm thấy căng thẳng kéo dài (stress), các vấn đề về sức khỏe thể chất cũng sẽ xuất hiện theo.

Chuyên gia tâm lý tư vấn cách hóa giải stress trong đại dịch COVID-19

LÂM ANH |

Ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, chuyên gia cho rằng, dịch COVID-19 đã và đang khiến tinh thần và tâm lý rất nhiều người bị tổn thương. Trong khi đó, việc có một tinh thần mạnh mẽ, lạc quan sẽ làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể và làm giảm đi những vấn đề khác về sức khỏe. Vậy làm thế nào để hoá giải stress trong đại dịch?

Stress trong mùa dịch COVID-19: Lao đao ngay cả khi không là bệnh nhân

LÂM ANH |

Dịch COVID-19 không chỉ tấn công về sức khoẻ sinh học của người bệnh, mà thậm chí còn có thể khiến sức khoẻ tinh thần của tất cả mọi người dù người mắc bệnh hay không mắc bệnh bị ảnh hưởng. Nếu không biết cách nhận biết và giải quyết, việc stress lâu ngày có thể khiến sức khoẻ tinh thần kiệt quệ.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Stress ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?

THANH VÂN (THEO EATTHIS.COM) |

Giữa tâm trí và thể chất luôn có sự gắn kết với nhau. Khi bạn cảm thấy căng thẳng kéo dài (stress), các vấn đề về sức khỏe thể chất cũng sẽ xuất hiện theo.

Chuyên gia tâm lý tư vấn cách hóa giải stress trong đại dịch COVID-19

LÂM ANH |

Ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, chuyên gia cho rằng, dịch COVID-19 đã và đang khiến tinh thần và tâm lý rất nhiều người bị tổn thương. Trong khi đó, việc có một tinh thần mạnh mẽ, lạc quan sẽ làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể và làm giảm đi những vấn đề khác về sức khỏe. Vậy làm thế nào để hoá giải stress trong đại dịch?

Stress trong mùa dịch COVID-19: Lao đao ngay cả khi không là bệnh nhân

LÂM ANH |

Dịch COVID-19 không chỉ tấn công về sức khoẻ sinh học của người bệnh, mà thậm chí còn có thể khiến sức khoẻ tinh thần của tất cả mọi người dù người mắc bệnh hay không mắc bệnh bị ảnh hưởng. Nếu không biết cách nhận biết và giải quyết, việc stress lâu ngày có thể khiến sức khoẻ tinh thần kiệt quệ.