Chưa chứng minh hiệu quả thuốc điều trị sốt rét phòng COVID-19

lệ hà |

Thông tin thuốc điều trị sốt rét (hoạt chất Hydroxychloroquin/Chloroquine) có hiệu quả trong điều trị mắc virus SARS-CoV-2 được nhiều người quan tâm. Trên thị trường, giá những loại thuốc trên tăng mạnh. Song, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay Bộ Y tế Việt Nam chưa có công bố chính thức về việc điều trị bằng thuốc này.

Các loại chống sốt rét Hydroxychloroquin/Chloroquine được một số quốc gia thử nghiệm để điều trị cho bệnh nhân mắc virus SARS-CoV-2. Các bác sĩ tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Pháp đều nhận định rằng, những loại thuốc này dường như cho thấy tính hữu ích nhất định. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa được áp dụng trên quy mô lớn bởi các chuyên gia cần tiến hành những nghiên cứu cẩn thận để chứng minh những loại thuốc này thực sự hiệu quả nếu áp dụng trên một quy mô đáng kể.

Những nguy cơ tiềm ẩn

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - cho rằng: Hydroxychloroquin/Chloroquine từ trước đến nay được biết đến và sử dụng trong điều trị các bệnh lý sốt rét, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống như lupus ban đỏ... Hydroxycloroquin là Chloroquine có gắn thêm nhóm (-OH) để giảm các tác dụng phụ so với Chloroquine thông thường. Tuy nhiên, thuốc vẫn có rất nhiều tác dụng phụ như: Với mắt gây rối loạn màu sắc, mất phản xạ hố võng mạc; Với máu gây ra các rối loạn tạo máu khác nhau như thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu; Với tim mạch gây ra các bệnh lý của cơ tim…

TS. BS Hoàng Bùi Hải - Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) - cũng cho biết: Thuốc Hydroxychloroquin/Chloroquine tiềm ẩn nguy cơ tử vong do tác dụng không mong muốn, đặc biệt ở người có bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim dài kết hợp với azithromycin có thể gây rối loạn nhịp tim dẫn đến đột tử.

Bên cạnh đó, mọi người phải thận trọng khi dùng thuốc vì có thể làm nặng hơn bệnh nền sẵn có như vảy nến, porphyrine niệu, thiếu G6PD, và liều cao gây độc cho mắt (tổn thương võng mạc).

Bộ Y tế chưa công bố chính thức

Cũng theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, tác dụng của thuốc trong phòng chống dịch COVID-19 mới chứng minh được trên quy mô phòng thí nghiệm. Hiện tại, Mỹ chỉ phê duyệt cho tiến hành thử nghiệm lâm sàng thuốc này, chưa cho sử dụng rộng rãi như một số báo đã đưa tin.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu cũng khẳng định: Không nên tích trữ, dự phòng Hydroxychloroquin/Chloroquine. Bởi Hydroxychloroquin/Chloroquine là thuốc phải kê đơn, việc sử dụng thuốc như thế nào cho có hiệu quả (liều bao nhiêu, thời gian bao lâu) phải do bác sĩ quyết định. Người dân không thể tự sử dụng như các loại thuốc cảm cúm thông thường. Hiện tại, chưa có công bố chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay Bộ Y tế Việt Nam về việc điều trị bằng thuốc này.

Thứ hai, Hydroxychloroquin/Chloroquine có rất nhiều tác dụng phụ đã được ghi nhận. Bệnh nhân sử dụng thuốc phải được theo dõi các chức năng gan, thận, và thị lực tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Đây chính là lý do mà các nhà nghiên cứu lo ngại khi sử dụng rộng rãi thuốc này trên lâm sàng với một chỉ định mới hoàn toàn mà chưa đánh giá đủ các nghiên cứu về tính hiệu quả và an toàn.

Thứ ba, việc người dân thu gom, tích trữ thuốc tại nhà sẽ dẫn đến thiếu hụt lượng thuốc tại các cơ sở y tế để điều trị cho các bệnh nhân theo đúng chỉ định.

Thứ tư, việc điều trị từng trường hợp bệnh nhân phải kết hợp với các biện pháp phòng dịch, cách ly, tránh lây nhiễm ra cộng đồng thì mới có hiệu quả phòng chống dịch lâu dài, triệt để. Việc tự ý điều trị tại nhà không khai báo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng với công tác phòng chống dịch bệnh chung.

TS Bùi Hoàng Hải - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho rằng: Thuốc Hydroxychloroquin có thể gây chết người. Cho đến nay, Bộ Y tế chưa có khuyến cáo chính thức về việc sử dụng thuốc này cho dự phòng hay chữa mắc bệnh COVID-19.

Nguy kịch vì tự ý uống thuốc Chloroquine

Một bệnh nhân nam, 44 tuổi, cấp cứu vào một bệnh viện huyện ở khu vực Hà Nội trong tình trạng nôn nhiều, mờ mắt, suy hô hấp... Các bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân có uống 15 viên Chloroquine 250mg để phòng mắc virus SARS-CoV-2 theo thông tin trên mạng. Bệnh nhân đã mua dự trữ ở nhà 100 viên thuốc.

Sau khi cấp cứu, bệnh nhân đã được rửa dạ dày, dùng than hoạt, thở máy không xâm nhập kịp thời, sau đó ngày 9.3 chuyển sang Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) điều trị tiếp. Hiện, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định.

lệ hà
TIN LIÊN QUAN

Bản tin 1 phút 22.3: Bị phạt 15 triệu vì tung tin ăn cật dê chữa COVID-19

HOÀI ANH - ĐỨC THIỆN |

Bị phạt 15 triệu đồng vì tung tin ăn cật dê chữa COVID-19; Mỹ áp dụng xét nghiệm chẩn đoán nhanh và chính xác COVID-19 chỉ mất 45 phút... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin 1 phút ngày 18.3.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản thử thuốc chống đông máu để chữa COVID-19

Thanh Hà |

Một loại thuốc chống đông máu được sử dụng để điều trị viêm tụy và bệnh thận được các nhà khoa học Nhật Bản xác định là liệu pháp tiềm năng để chữa trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Vaccine chống viêm phổi, nước muối hay tỏi không thể chữa COVID-19

MINH NGỌC (Theo Health.com) |

Trong khi các quốc gia trên toàn thế giới đang căng mình nỗ lực trong việc chống lại sự lây lan của COVID-19 thì cùng với đó là việc xuất hiện nhiều câu hỏi cần lời giải đáp về dịch bệnh này. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp về COVID-19 mà WHO đã tổng hợp và giải đáp.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bản tin 1 phút 22.3: Bị phạt 15 triệu vì tung tin ăn cật dê chữa COVID-19

HOÀI ANH - ĐỨC THIỆN |

Bị phạt 15 triệu đồng vì tung tin ăn cật dê chữa COVID-19; Mỹ áp dụng xét nghiệm chẩn đoán nhanh và chính xác COVID-19 chỉ mất 45 phút... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin 1 phút ngày 18.3.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản thử thuốc chống đông máu để chữa COVID-19

Thanh Hà |

Một loại thuốc chống đông máu được sử dụng để điều trị viêm tụy và bệnh thận được các nhà khoa học Nhật Bản xác định là liệu pháp tiềm năng để chữa trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Vaccine chống viêm phổi, nước muối hay tỏi không thể chữa COVID-19

MINH NGỌC (Theo Health.com) |

Trong khi các quốc gia trên toàn thế giới đang căng mình nỗ lực trong việc chống lại sự lây lan của COVID-19 thì cùng với đó là việc xuất hiện nhiều câu hỏi cần lời giải đáp về dịch bệnh này. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp về COVID-19 mà WHO đã tổng hợp và giải đáp.