Chú rể đột tử trong ngày cưới vì hành động móc họng sai khi say rượu

Theo An An/Vietnamnet |

Thấy chú rể vào WC lâu không ra ngoài, mọi người đi tìm và thấy người đàn ông xấu số đang ôm cổ họng, sùi bọt mép. Dù gọi cấp cứu ngay nhưng chú rể đã ngất lịm và tắt thở ngay sau đó.

Một bệnh viện tại Trung Quốc vừa tiếp nhận trường hợp chú rể đột tử ngay trong ngày cưới. Theo lời mọi người có mặt tại buổi lễ, trước đó chú rể đã đi tiếp rượu rất nhiều bàn. Không muốn say rượu sớm, chú rể đã vào nhà vệ sinh móc họng để có thể uống tiếp.

Thấy nhân vật chính lâu không ra ngoài, mọi người đi tìm và thấy người đàn ông xấu số đang ôm cổ họng, sùi bọt mép. Dù gọi cấp cứu ngay nhưng anh ta đã ngất lịm và tắt thở ngay sau đó. Khi bác sĩ đến nơi những dấu hiệu sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp,... của nạn nhân đã biến mất.

Qua kết quả khám nghiệm tử thi, bác sĩ kết luận người đàn ông do say rượu nên đã móc họng sai cách, khiến phần nôn dồn ứ ở thực quản, dẫn đến ngạt thở.

Trên thực tế, nhiều người uống rượu coi cách móc họng nôn ra như một bí kíp để tăng tửu lượng. Nhưng phương pháp này đòi hỏi một bác sĩ chuyên nghiệp để thực hiện, nếu móng tay của bạn quá dài hoặc quá sắc, nó sẽ khiến cổ họng bị tổn thương. Sau đó trong quá trình nôn, khí quản dễ sặc bởi thức ăn hoặc dịch vị dạ dày, gây ngạt thở.

Tự ý móc họng để ép nôn sai cách không chỉ gây rát họng mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đến tính mạng.
Tự ý móc họng để ép nôn sai cách không chỉ gây rát họng mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đến tính mạng.

Nếu bắt buộc phải móc họng nôn mửa trong thời gian dài, sẽ gây nhiều tác hại đến cho hệ tiêu hóa như: làm hỏng thực quản, gây viêm thực quản trào ngược, loét thực quản, viêm tụy,... và đe dọa tính mạng nghiêm trọng.

Ngoài việc móc họng, các bác sĩ cảnh báo những hành vi gây nguy hiểm khác khi say rượu gồm:

1. Uống rượu trộn đồ uống có ga

Nhiều người thích kết hợp rượu vang đỏ với nước ngọt trắng, rượu vang trắng với nước ngọt có gas,... Những đồ uống có ga như vậy sẽ không chỉ thúc đẩy tốc độ của rượu vào gan, mà còn cho phép thể tích dạ dày mở rộng, tăng diện tích hấp thụ rượu, khiến người đó dễ bị say hơn.

 

2. Uống cà phê hoặc trà sau khi uống rượu

Mặc dù cà phê có chứa caffeine - một chất có lợi cho cơ thể trong việc duy trì năng lượng và giảm mệt mỏi, nhưng bản thân caffeine và trà không thể làm loãng rượu một cách hiệu quả.

3. Dùng thuốc chống viêm sau khi say

Thuốc chống viêm không chỉ có hiệu quả trong việc chuyển hóa rượu. Mặc dù những loại thuốc này có thể làm giảm đau đầu sau khi uống, những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và chảy máu dạ dày trước và sau khi uống rượu.

4. Tắm

Tắm bằng nước nóng hay nước lạnh đều không thích hợp nếu bạn vừa uống rượu. Tắm nước nóng sẽ khiến nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, làm cho tình trạng say trở nên nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn thậm chí chóng mặt, choáng váng.

Tắm nước lạnh không những không giúp tỉnh rượu mà còn khiến cho gan không kịp bổ sung lượng đường gluco tiêu hao trong máu, lại cộng thêm sự kích thích của nước lạnh sẽ khiến các huyết quản co lại, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm...

Theo An An/Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN

Đột quỵ - nỗi lo giữa những ngày nắng nóng kỷ lục

N.T (T/H) |

Bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng có thể sốt đến 40 độ C, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, không có mồ hôi mặc dù cơ thể rất nóng, mất phương hướng, phát cơn động kinh, ngất xỉu…Đột quỵ do nắng nóng là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể phòng ngừa và phát hiện sớm. 

Trọng tài đột quỵ, qua đời ngay tại sân vận động cao nhất thế giới

Văn Thắng |

Thảm kịch đã xảy ra ở một trận đấu thuộc giải vô địch quốc gia Bolivia khi trọng tài chính lên cơn đau tim và qua đời ngay trong khi điều khiển trận đấu.

Đã có ca sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng kéo dài

L.Hà |

Nắng nóng ở các tỉnh phía Bắc kéo dài, nhiệt độ ngày luôn ở mức cao ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân. Đã có trường hợp sốc nhiệt do nắng nóng.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Đột quỵ - nỗi lo giữa những ngày nắng nóng kỷ lục

N.T (T/H) |

Bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng có thể sốt đến 40 độ C, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, không có mồ hôi mặc dù cơ thể rất nóng, mất phương hướng, phát cơn động kinh, ngất xỉu…Đột quỵ do nắng nóng là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể phòng ngừa và phát hiện sớm. 

Trọng tài đột quỵ, qua đời ngay tại sân vận động cao nhất thế giới

Văn Thắng |

Thảm kịch đã xảy ra ở một trận đấu thuộc giải vô địch quốc gia Bolivia khi trọng tài chính lên cơn đau tim và qua đời ngay trong khi điều khiển trận đấu.

Đã có ca sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng kéo dài

L.Hà |

Nắng nóng ở các tỉnh phía Bắc kéo dài, nhiệt độ ngày luôn ở mức cao ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân. Đã có trường hợp sốc nhiệt do nắng nóng.