Chê vaccine miễn phí, đổ xô đi tiêm vaccine dịch vụ

Thùy Linh |

Y tế thế giới đã coi vaccine là một trong những thành tựu quan trọng nhất của thế kỷ XX. Tại Việt Nam, trào lưu “anti vaccine” (“không vaccine” hay “để con được ốm”) đang thịnh hành trên mạng xã hội, khiến cho các bậc cha mẹ “lung lay” và nghi vấn về việc tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ. Từ những thông tin thất thiệt, không ít người đã bài trừ vaccine mà không lường trước được mối nguy hiểm kinh hoàng do bệnh tật hoành hành.

Bảo vệ hàng triệu trẻ em

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại Việt Nam, thành công của công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Cụ thể, Việt Nam đã thanh toán bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005. So sánh năm 1985 (năm bắt đầu triển khai TCMR trên toàn quốc) với năm 2010, tỉ lệ này giảm từ hàng chục đến hàng trăm lần.

PGS.TS. Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vaccine để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Tại Việt Nam lợi ích của tiêm chủng thực sự vô cùng to lớn.

Chương trình TCMR đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Chính nhờ có chương trình TCMR hàng năm chúng ta đã bảo vệ được cho được hàng triệu trẻ không bị mắc, không bị chết cũng như các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến. Bảo vệ cho hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa.

“Không có một chương trình phòng bệnh nào lại hiệu quả như thế nhờ thứ “vũ khí siêu hạng” là vaccine. Đã có 11 nghìn xã phường, 704 huyện của cả nước được tiêm chủng; Hơn 1,6 triệu trẻ em, gần 1,7 triệu phụ nữ có thai được bảo vệ hàng năm với khoảng 50 triệu mũi tiêm để phòng 12 bệnh nguy hiểm phổ biến nhất liên quan đến sự sống còn của trẻ em; Đã quét sạch và làm biến mất hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979; bệnh bại liệt từ năm 2000; Đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005; Đang thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi và giảm tỉ lệ nhiễm viêm gan vi rút B ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 1% trước năm 2020; Các bệnh truyền nhiễm khác trong chương trình TCMR như bạch hầu, ho gà, viêm não nhật bản, sởi đã giảm một cách ngoạn mục từ hàng trăm đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng” - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư thống kê.

“Không có vaccine, chắc chắn dịch bệnh sẽ bùng phát”

Trước tình trạng nhiều bố mẹ tự ý bỏ tiêm vaccine cho con, không lường trước được hậu quả bệnh tật về sau, Cục Y tế dự phòng nêu rõ, nguy cơ của các dịch bệnh trên vẫn tiềm ẩn. Cụ thể: Nguy cơ vi rút bại liệt xâm nhập từ các nước lưu hành bại liệt vào Việt Nam là rất lớn, uốn ván vẫn là bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh có vắc xin phòng được triển khai trong tiêm chủng mở rộng và uốn ván sơ sinh vẫn là bệnh có tỉ lệ chết/mắc cao nhất (53 - 82%).

Điều đáng nói là nếu như không duy trì tỉ lệ tiêm chủng chắc chắn là dịch bệnh sẽ bùng phát và tất cả cộng đồng sẽ gánh chịu hậu quả. Chính vì vậy Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã quy định tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch là tiêm chủng bắt buộc.

Theo Cục Y tế dự phòng, một trong những nguyên nhân mà trào lưu “anti vaccine” vin vào, đó là trong những năm qua, đã xảy ra những trường hợp tai biến sau tiêm chủng, khiến người dân nghi ngờ về chất lượng vaccine trong chương trình TCMR, dẫn dến tình trạng đổ xô tìm vaccine dịch vụ.

Về vấn đề này, Cục Y tế dự phòng nói: “Giống như thuốc, không có một loại vaccine nào dù tốt đến đâu có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối như mong muốn, bởi vì tiêm vaccine tức là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể. Thông thường mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24h. Tuy nhiên một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với vaccine như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong”.

“Chính vì vậy trong thực tế, nhiều trường hợp tiêm cùng một lô vaccine, thậm chí tiêm cùng một lọ vaccine lại có trẻ có phản ứng rất nghiêm trọng, trong khi tất cả các trẻ khác hoàn toàn bình thường và đó là do phản ứng cá thể cơ địa của từng người với vaccine chứ không phải do chất lượng vắc xin” - thông tin từ Cục Y tế dự phòng khẳng định.

Việc kết luận các nguyên nhân của trường hợp đáng tiếc sau khi tiêm vaccine cần sự nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc, công tâm từ phía các bác sĩ, chuyên gia, không thể đưa ra những suy luận cảm tính, để từ đó gây ra những hoang mang hoặc hiểu lầm không cần thiết, ảnh hưởng xấu đến sự miễn dịch chung của cả cộng đồng.

Còn theo PGS Trần Như Dương, để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ.

“Chính vì vậy các bậc cha mẹ, vì sức khoẻ của con em mình hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vaccine trong chương trình TCMR và cả những vaccine chưa có trong chương trình TCMR. Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội” - PGS Dương nói.

 

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Trước trào lưu “anti vắc xin”, Cục Y tế dự phòng nói gì?

Thùy Linh |

Trào lưu "anti vắc xin" (không tiêm vắc xin hoặc để con được ốm) đang thịnh hành trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn bà mẹ theo dõi, bài trừ vắc xin mà không lường được hậu quả nặng nề. Bộ Y tế đã lên tiếng trước trào lưu đáng sợ này.

Bác sĩ lo lắng về trào lưu bài trừ vaccine của các “mẹ bỉm sữa”

Khương Quỳnh |

Gần đây trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều fanpage antivaccine với các nội dung phản bác tác dụng của vaccine, thậm chí là nêu lên những tác hại, mặt trái của vaccine và ủng hộ các “mẹ bỉm sữa” không tiêm vaccine cho con. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã lên tiếng trước trào lưu này.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Trước trào lưu “anti vắc xin”, Cục Y tế dự phòng nói gì?

Thùy Linh |

Trào lưu "anti vắc xin" (không tiêm vắc xin hoặc để con được ốm) đang thịnh hành trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn bà mẹ theo dõi, bài trừ vắc xin mà không lường được hậu quả nặng nề. Bộ Y tế đã lên tiếng trước trào lưu đáng sợ này.

Bác sĩ lo lắng về trào lưu bài trừ vaccine của các “mẹ bỉm sữa”

Khương Quỳnh |

Gần đây trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều fanpage antivaccine với các nội dung phản bác tác dụng của vaccine, thậm chí là nêu lên những tác hại, mặt trái của vaccine và ủng hộ các “mẹ bỉm sữa” không tiêm vaccine cho con. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã lên tiếng trước trào lưu này.