Cách bảo quản thực phẩm thường gặp nhất có thể gây ngộ độc botulinum

Hương Giang |

Các loại thực phẩm ban đầu không sạch, chứa bào tử vi khuẩn được bảo quản trong điều kiện thiếu không khí có thể là nguyên nhân của ngộ độc botulinum nguy hiểm.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cho tới nay chúng ta mới chú ý tới trường hợp nhiễm độc tố botulinum do ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên tổng cộng có 4 trường hợp nhiễm phải độc tố botulinum mà chúng ta đều cần phải chú ý.

Cụ thể là nhiễm độ tố botulinum từ thực phẩm, nhiễm từ chính đường tiêu hóa của mình, nhiễm từ vết thương hoặc nhiễm do quá liều thuốc chữa bệnh.

Trong đó, việc nhiễm độc tố botulinum từ thực phẩm chủ yếu do con người ăn uống phải các thực phẩm có chứa sẵn độc tố botulinum trong thực phẩm. Độc tố vào đường tiêu hóa sẽ được hấp thu vào cơ thể gây ngộ độc.

BS Nguyên cảnh báo, các loại thực phẩm nguy cơ là các thực phẩm với nguyên liệu ban đầu không được rửa sạch, tẩy sạch và đặc biệt không khử bào tử vi khuẩn, hoặc bị lẫn thêm bào tử trong các khâu trung gian (bụi, dính bẩn).

Đồng thời thực phẩm này được để trong điều kiện thiếu không khí (tất cả các dạng bao gói, đóng kín, gói kín hoặc các phần thực phẩm ở vị trí sâu kín của một khối thực phẩm lớn), kéo dài nhiều ngày và không có các điều kiện ngăn vi khuẩn phát triển (thí dụ pH không đạt dưới 4,5, độ mặn với hàm lượng muối ăn không đạt trên 5%).

Bào tử vi khuẩn trong các điều kiện trên sẽ chuyển thành vi khuẩn dạng hoạt động, sinh sôi và tiết ra độc tố gây ngộ độc.

Biểu hiện nhiễm độc thường sau ăn 18-36 giờ (từ 4 giờ đến 8 ngày, một số trường hợp 14 ngày).

Đây là các trường hợp dễ phát hiện nhất do thường có nhiều người cùng ăn và cùng bị, đặc biệt với các sản phẩm thực phẩm được bán cho nhiều người hoặc ở các bữa ăn chung với nhiều người ăn (các bữa tiệc, các đám, lễ hội) hoặc ở một khu vực có tập quán, thói quen là nguyên nhân gây ngộ độc.

Bọc kín thức ăn trong túi nilon là thói quen của hầu hết gia đình người Việt, của nhiều cơ sở chế biến thực phẩm... Thế nhưng, việc bảo quản không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Sau khi dùng thuốc BAT, 1 bệnh nhân ngộ độc Botulinum chuẩn bị xuất viện

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Liên quan đến trường hợp 3 bệnh nhân ăn giò chả mua bên ngoài và nhập viện vì ngộ độc Botulinum, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP cho biết, các bệnh nhân tiếp tục được điều trị và không có chỉ định dùng BAT tiếp tục.

Bệnh nhân ngộ độc Botulinum dùng thuốc giải quá trễ sẽ giảm hiệu quả

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Bệnh nhân 45 tuổi ngộ độc Botulinum đã tử vong trước khi dùng thuốc giải độc BAT. Các bác sĩ cho biết, đối với những bệnh nhân nhiễm kịch độc Botulinum cần dùng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm trong vòng 48 đến 72 giờ, bởi sau thời gian này thì tỉ lệ tử vong bệnh nhân vẫn rất lớn.

WHO tích cực tìm kiếm nguồn thuốc hiếm giải độc Botulinum hỗ trợ Việt Nam

Thùy Linh |

Sáng 23.5, theo thông tin từ Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang khẩn trương liên hệ tìm nguồn thuốc hiếm - BAT điều trị ngộ độc Botulinum để hỗ trợ Việt Nam điều trị bệnh nhân.

Đặc sản sỏi mầm độc lạ chỉ có ở Hậu Giang

Mộc Anh |

Sỏi mầm là món ăn gây tò mò với nhiều du khách khi ghé Hậu Giang bởi cái tên có một không hai.

Vi khuẩn bệnh than có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Giải thích về trường hợp mắc bệnh than không rõ nguồn lây, lãnh đạo CDC Điện Biên cho biết, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm.

Xe đầu kéo đâm vỡ lan can đường Vành đai 3 trên cao, ùn tắc kéo dài

Tô Thế |

Hà Nội - Xe đầu kéo lưu thông theo hướng từ quận Cầu Giấy đi Hoàng Mai, đến khu vực trụ cầu T157 Vành đai 3 trên cao thì bất ngờ bị mất lái, tông thẳng vào lan can.

Xét xử các cựu lãnh đạo Cienco 1 vì gây thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Dũng - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên cùng cựu Tổng Giám đốc Cấn Hồng Lai và cấp dưới Cienco 1 bị cáo buộc gây thất thoát gần 240 tỉ đồng.

Đi biển xuyên đêm, phụ huynh vẫn đội mưa đưa đón con thi lớp 10

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Sau một đêm dài lênh đênh trên biển đánh bắt cá, ông Nguyễn Văn Bảy (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn tranh thủ trở về nhà từ sáng sớm để đưa con gái đi thi tuyển sinh lớp 10. “Kỳ thi quan trọng, cháu chỉ tin tưởng ba đưa đi cho may mắn nên tôi cố gắng hỗ trợ con. Con thi áp lực nên chút mệt nhọc của cha mẹ cũng chẳng có gì” – ông Bảy nói.

Sau khi dùng thuốc BAT, 1 bệnh nhân ngộ độc Botulinum chuẩn bị xuất viện

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Liên quan đến trường hợp 3 bệnh nhân ăn giò chả mua bên ngoài và nhập viện vì ngộ độc Botulinum, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP cho biết, các bệnh nhân tiếp tục được điều trị và không có chỉ định dùng BAT tiếp tục.

Bệnh nhân ngộ độc Botulinum dùng thuốc giải quá trễ sẽ giảm hiệu quả

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Bệnh nhân 45 tuổi ngộ độc Botulinum đã tử vong trước khi dùng thuốc giải độc BAT. Các bác sĩ cho biết, đối với những bệnh nhân nhiễm kịch độc Botulinum cần dùng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm trong vòng 48 đến 72 giờ, bởi sau thời gian này thì tỉ lệ tử vong bệnh nhân vẫn rất lớn.

WHO tích cực tìm kiếm nguồn thuốc hiếm giải độc Botulinum hỗ trợ Việt Nam

Thùy Linh |

Sáng 23.5, theo thông tin từ Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang khẩn trương liên hệ tìm nguồn thuốc hiếm - BAT điều trị ngộ độc Botulinum để hỗ trợ Việt Nam điều trị bệnh nhân.