Cách ăn uống giúp kiểm soát cơn đau dạ dày hậu COVID-19

Trang Thiều (T/H) |

Ở người mắc COVID-19, trong thời gian nhiễm bệnh thường có chế độ ăn uống kém, thường xuyên lo lắng, mất ngủ, căng thẳng kéo dài. Đó có thể là nguyên nhân gây tái phát cơn đau dạ dày ở người có tiền sử viêm loét dạ dày.

Ăn đủ chất dinh dưỡng

Để sở hữu sức khỏe tốt, người có bệnh lý dạ dày cần phải đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Theo đó, tinh bột chủ yếu từ các loại ngũ cốc; chất đạm có từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...; chất béo từ mỡ động vật, dầu thực vật; vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả tươi...

Ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều bữa

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc bị kích thích rất dễ gây tái phát những cơn đau và làm nặng thêm các tổn thương viêm loét trước đó. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý:

Không ăn quá no hay để đói quá. Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn bữa tối cách giờ đi ngủ khoảng 3 giờ. Không ăn khuya, tránh dạ dày hoạt động quá tải về đêm.

Đặc biệt, ăn chậm, nhai kỹ. Sau khi ăn không nên vận động mạnh, không chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức ngay.

Ưu tiên thực phẩm tốt cho dạ dày

Người bệnh nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày như sữa, trứng, mật ong, nghệ,… Theo đó, nghệ có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kiềm độ acid của dịch vị và làm lành các vết loét dạ dày. Còn mật ong có nhiều dưỡng chất kháng khuẩn, điều hòa nồng độ acid tại dạ dày và tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Những thực phẩm có tác dụng thấm hút dịch vị acid của dạ dày như bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ.

Những thực phẩm làm giảm tiết dịch dạ dày như cháo, cơm, cơm nếp, bánh mỳ, khoai lang, khoai tây luộc nhừ…

Những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày như các loại rau lá non (bắp cải, giá đỗ…)

Những thực phẩm giàu đạm, canxi, kẽm (thịt, cá nạc, tôm…) làm nhanh lành vết loét.

Những thực phẩm cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do tiêu hóa và hấp thu kém khi bị đau dạ dày như loại hoa quả màu đỏ, rau củ có màu xanh đậm, ngũ cốc...

 Hạn chế các thực phẩm không tốt cho dạ dày

Hạn chế thức ăn làm thay đổi môi trường PH của dạ dày như đồ có vị cay, chua, gia vị tiêu, giấm, ớt, tỏi… Hạn chế thức ăn nhiều chất béo, cà phê, trà đặc, đồ uống có gas, thức ăn muối chua, nhiều muối… Hạn chế thức ăn chiên, xào, rán.

Hạn chế tối đa uống rượu bia. Không ăn thức ăn lạnh, thức ăn để lâu, các món tái, sống như gỏi cá, nem chua, tiết canh… Những thực phẩm này đặc biệt không tốt cho dạ dày.

Trang Thiều (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ chia sẻ cách phát hiện di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng vẫn có nhiều trường hợp trẻ sau mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng kéo dài.

Phụ huynh cần làm gì để trẻ không mắc COVID-19 khi đi học trực tiếp?

Thiều Trang |

Với mong muốn giúp đỡ phụ huynh trang bị kỹ các kiến thức phòng chống dịch COVID-19 cho con trẻ, bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 đã chia sẻ các biện pháp đưa con đến trường an toàn, hạn chế trường hợp trẻ mắc COVID-19.

5 loại trái cây người bị đau dạ dày không nên ăn

HẠ MÂY (Theo Baidu) |

Nhiều người trong cuộc sống đặc biệt thích ăn trái cây, và giá trị dinh dưỡng của trái cây cũng rất cao. Nhưng không phải đối tượng nào cũng đặc biệt thích hợp ăn trái cây, người bị bệnh dạ dày tốt nhất không nên ăn nhiều 5 loại trái cây này, dù chúng có bổ dưỡng đến đâu đi chăng nữa.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Bác sĩ chia sẻ cách phát hiện di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng vẫn có nhiều trường hợp trẻ sau mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng kéo dài.

Phụ huynh cần làm gì để trẻ không mắc COVID-19 khi đi học trực tiếp?

Thiều Trang |

Với mong muốn giúp đỡ phụ huynh trang bị kỹ các kiến thức phòng chống dịch COVID-19 cho con trẻ, bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 đã chia sẻ các biện pháp đưa con đến trường an toàn, hạn chế trường hợp trẻ mắc COVID-19.

5 loại trái cây người bị đau dạ dày không nên ăn

HẠ MÂY (Theo Baidu) |

Nhiều người trong cuộc sống đặc biệt thích ăn trái cây, và giá trị dinh dưỡng của trái cây cũng rất cao. Nhưng không phải đối tượng nào cũng đặc biệt thích hợp ăn trái cây, người bị bệnh dạ dày tốt nhất không nên ăn nhiều 5 loại trái cây này, dù chúng có bổ dưỡng đến đâu đi chăng nữa.