Các nhà khoa học bác bỏ 3 tin đồn hoang đường về dịch COVID-19

Thảo Anh |

Hàng tá những lý thuyết hoang đường kỳ lạ về dịch COVID-19 được lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Một số trong số chúng chứa lời khuyên y tế nguy hiểm có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.

Có phải virus Corona đến từ bia Corona? Nghe có vẻ như là một điều hoang đường nhưng các tìm kiếm về bia Corona đã tăng vọt trong nhiều tuần qua đã cho thấy một dấu hiệu những câu hỏi mà mọi người đều quan tâm về trường hợp sức khỏe khẩn cấp này.

Tin đồn về bia chỉ là một trong hàng tá những lý thuyết hoang đường kỳ lạ về chủng virus mới được lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Một số trong số chúng chứa lời khuyên y tế nguy hiểm có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.

Theo Healthline, dưới đây là một vài tin đồn hoang đường về COVID-19 để đề phòng, cùng với sự thật đằng sau những tuyên bố này.

Chuyện hoang đường số 1: Thú cưng có thể truyền nhiễm dịch COVID-19

Một công ty sản xuất mặt nạ thở cho chó nói với Fox Business rằng khách hàng đã mua sản phẩm của họ ở những nơi có xác nhận có dịch COVID-19 trong những tuần gần đây. Thậm chí còn có hình ảnh những con chó đeo mặt nạ ở nơi công cộng.

Đúng là chó, mèo và hầu hết các loài đều mang loại virus của riêng chúng, nhưng chúng không phải là mầm bệnh của con người. Vì thế, không cần phải đeo mặt nạ cho thú cưng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng không có bằng chứng nào cho thấy chủng virus Corona mới có thể lây nhiễm cho động vật như chó, mèo.

Chuyện hoang đường số 2: Uống dung dịch khoáng chất sát khuẩn sẽ bảo vệ bạn khỏi dịch COVID-19

Giải pháp dung dịch "thần kỳ" đã được một số người dùng truyền thông xã hội lan truyền. Tuyên bố này ngay lập tức bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) loại bỏ.

Sự thật nào đằng sau những tin đồn rằng uống dung dịch sát khuẩn sẽ giết chết virus Corona?

Bác sĩ Andres Romero, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, Calif cho biết, uống một loại dung dịch lạ sẽ không ngăn bạn bị nhiễm trùng,.

Trên thực tế, những dung dịch khoáng có chứa natri chlorite, chất này biến thành chất tẩy trắng khi trộn với axit citric. Bạn sẽ mắc bệnh lý thực quản nếu bạn uống thuốc tẩy pha loãng.

Chuyện hoang đường số 3: Thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (CDC), kháng sinh chỉ điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn - không phải virus như  virus Corona. Về phòng ngừa, kháng sinh cũng không giúp được gì - các nhà khoa học khẳng định.

Bẻ khóa thông tin sai lệch về COVID-19

Dịch COVID-19 đã khiến mọi người trên khắp thế giới phải xôn xao. Điều đó đã dẫn đến sự gia tăng các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội có chứa các lý thuyết sai lệch về virus và cuối cùng có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Vào ngày 30 tháng 1, Facebook tuyên bố sẽ xóa nội dung với các lý thuyết âm mưu và thông tin chưa được chứng minh về COVID - 19 ra khỏi nền tảng của họ

Mặc dù điều đó có thể giúp hạn chế sự lan truyền của một số tin đồn, nhưng những tin đồn vẫn có thể lan truyền dưới dạng này hoặc dạng khác.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên luôn kiểm tra kỹ các nguồn tin của mình, không nên chỉ dựa vào một nguồn và xem thông tin đến từ các quốc gia khác để bạn có thể hiểu virú này thực sự hoạt động như thế nào. Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là những nơi đáng tin cậy để tìm thông tin về loại virus này.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Mới nhất dịch COVID-19: Dùng điện thoại ra sao để không nhiễm COVID-19

Nhóm PV |

Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, sổ mũi, virus corona sẽ theo đường dịch tiết bám dính trên bề mặt của đồ vật từ đó lây nhiễm bệnh cho người khác. Thứ đồ vật mà mọi người sử dụng hàng ngày, thường xuyên áp lên mặt chính là điện thoại. Vậy sử dụng điện thoại như thế nào để phòng dịch COVID-19? Báo Lao Động sẽ giải đáp trong bản tin Mới nhất dịch COVID - 19 hôm nay 19.2, cùng với đó là những thông tin cập nhật mới nhất về dịch bệnh.

"Đường đi" của 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 vừa xuất viện

NHóm PV |

Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở tại Đông Anh, Hà Nội), sáng nay 18.2, tiếp tục có thêm 2 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID - 19 và được xuất viện.

Mới nhất dịch COVID-19: Bỏ trốn khỏi nơi cách ly nguy hiểm mức nào?

Nhóm PV |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gây nhiều lo ngại, đến thời điểm này, người từ vùng dịch về Việt Nam bị cách ly 14 ngày để theo dõi. Tuy nhiên, có một số trường hợp đã bỏ trốn khỏi nơi cách ly. Vậy hành vi này nguy hiểm như thế nào đối với chính bản thân người bỏ trốn và cộng đồng? Báo Lao Động sẽ giải đáp trong bản tin Mới nhất dịch COVID - 19 hôm nay 17.2, cùng với đó là những thông tin cập nhật mới nhất về dịch bệnh.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Mới nhất dịch COVID-19: Dùng điện thoại ra sao để không nhiễm COVID-19

Nhóm PV |

Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, sổ mũi, virus corona sẽ theo đường dịch tiết bám dính trên bề mặt của đồ vật từ đó lây nhiễm bệnh cho người khác. Thứ đồ vật mà mọi người sử dụng hàng ngày, thường xuyên áp lên mặt chính là điện thoại. Vậy sử dụng điện thoại như thế nào để phòng dịch COVID-19? Báo Lao Động sẽ giải đáp trong bản tin Mới nhất dịch COVID - 19 hôm nay 19.2, cùng với đó là những thông tin cập nhật mới nhất về dịch bệnh.

"Đường đi" của 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 vừa xuất viện

NHóm PV |

Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở tại Đông Anh, Hà Nội), sáng nay 18.2, tiếp tục có thêm 2 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID - 19 và được xuất viện.

Mới nhất dịch COVID-19: Bỏ trốn khỏi nơi cách ly nguy hiểm mức nào?

Nhóm PV |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gây nhiều lo ngại, đến thời điểm này, người từ vùng dịch về Việt Nam bị cách ly 14 ngày để theo dõi. Tuy nhiên, có một số trường hợp đã bỏ trốn khỏi nơi cách ly. Vậy hành vi này nguy hiểm như thế nào đối với chính bản thân người bỏ trốn và cộng đồng? Báo Lao Động sẽ giải đáp trong bản tin Mới nhất dịch COVID - 19 hôm nay 17.2, cùng với đó là những thông tin cập nhật mới nhất về dịch bệnh.