Các ca nhiễm sốt xuất huyết ở Tây Nguyên giảm, người dân không nên chủ quan

NGỌC ANH - BẢO TRUNG |

Sốt xuất huyết hiện là bệnh chưa có vaccine phòng ngừa cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, nếu mắc sốt xuất huyết và không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

T.S, B.S Trần Thị Thúy Minh - Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết, sốt xuất huyết ở Tây Nguyên đi theo từng mùa, năm nay các ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết chưa xuất hiện nhiều như hồi 2019. Xét về mức độ nặng, biến chứng đối với các trường hợp nhiễm bệnh nói chung thì ở ĐBSCL vẫn nhỉnh hơn Tây Nguyên. Các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ rất nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

a
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã chuẩn bị nhân lực, vật tư y tế để đề phòng dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh trong mùa mưa 2020. Ảnh: Bảo Trung

Hiện, những ca nhiễm sốt xuất huyết nhập viện ở bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Sốt xuất huyết cũng giống một số bệnh truyền nhiễm khác, có nhiều triệu chứng ban đầu như, sốt cao, mệt mỏi chân tay... Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 trở đi có thể chuyển nặng, xuất hiện các triệu chứng như thoát huyết tương, chảy máu, suy các tạng... Khi bệnh nhân có những triệu chứng đó thì người nhà phải đưa đến ngay trung tâm y tế gần nhất để xác định bệnh, điều trị và tránh có những biến chứng sau này.

Trong phác đồ bệnh sốt xuất huyết của Bộ Y tế, một trong những chỉ định nhập viện đối với những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có các dấu hiệu lâm sàn như mệt lả, gan to, chân tay lạnh, đau bụng... đa phần là những trường hợp nhập viện nhà xa cơ sở y tế. Vì vậy, các bậc phụ huynh khi phát hiện con em có triệu chứng nhiễm bệnh cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất, không được tự điều trị bằng thuốc ở nhà, bác sĩ Minh khuyến cáo.

 
Chính quyền xã Ea Hu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk phát tờ rơi tuyên tuyền cho người dân về nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Nam Trang

Các trường hợp nhiễm sốt xuất huyết thông thường khi nhập viện điều trị khoảng 7 là khỏi, có thể xuất viện. Nếu có biến chứng nặng thì bệnh nhân có thể điều trị lâu hơn nhiều.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần hết sức chú ý chế độ dinh dưỡng. Ví dụ, người bệnh phải uống nhiều nước, uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất. Đặc biệt, không nên ăn những chế phẩm có màu giống máu để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Bởi, khi ăn những thực phẩm kể trên thì bệnh nhân có thể đại tiện ra màu giống máu, bác sĩ dễ nhầm lẫn với việc bệnh xuất huyết tiêu hóa.

Thống kê của Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho thấy, tổng ca nhiễm sốt xuất huyết ở 5 tỉnh Tây Nguyên trong 8 tháng đầu năm 2020 đã giảm mạnh so với cùng kỳ 2019 (hơn 26.000 ca). Các tỉnh từng ghi nhận hàng vạn ca nhiễm sốt xuất huyết hồi hè thu 2019 như Đắk Lắk, Đắk Nông thì đến thời điểm hiện tại đã không còn tăng cao như trước.

Theo ông Trịnh Quang Trí - Phó Giám đốc (phụ trách) CDC Đắk Lắk cho biết: “Năm 2019, tỉnh đã trải qua một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Thời gian qua, dịch bệnh này thường xuất hiện với chu kỳ 3 năm/lần. Tuy nhiên, với mức độ giao thương rất lớn giữa các vùng miền, quy luật này bị phá vỡ và số ca mắc có thể gia tăng bất cứ lúc nào.”

NGỌC ANH - BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Sốt xuất huyết gia tăng, nguy cơ dịch chồng dịch

Nhóm PV |

Dịch bệnh sốt xuất huyết tái bùng phát ở nhiều địa phương trong cả nước. Đáng lo ngại hơn, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp, nhiều người không dám đến bệnh viện vì ngại bị lây nhiễm. Các chuyên gia y tế cảnh báo, dịch bệnh này sẽ gây nguy hiểm, rất dễ xảy ra tình trạng “dịch chồng dịch” nếu người dân có tâm lý chủ quan, lơ là phòng chống.

Bị sốt xuất huyết: Nên và không nên uống thuốc gì?

NGỌC ANH (TỔNG HỢP) |

Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, nếu bị sốt xuất huyết, bạn phải sử dụng thuốc và điều trị theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng bệnh

MINH NGỌC (TỔNG HỢP) |

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Do đó cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời, bởi tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sốt xuất huyết gia tăng, nguy cơ dịch chồng dịch

Nhóm PV |

Dịch bệnh sốt xuất huyết tái bùng phát ở nhiều địa phương trong cả nước. Đáng lo ngại hơn, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp, nhiều người không dám đến bệnh viện vì ngại bị lây nhiễm. Các chuyên gia y tế cảnh báo, dịch bệnh này sẽ gây nguy hiểm, rất dễ xảy ra tình trạng “dịch chồng dịch” nếu người dân có tâm lý chủ quan, lơ là phòng chống.

Bị sốt xuất huyết: Nên và không nên uống thuốc gì?

NGỌC ANH (TỔNG HỢP) |

Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, nếu bị sốt xuất huyết, bạn phải sử dụng thuốc và điều trị theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng bệnh

MINH NGỌC (TỔNG HỢP) |

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Do đó cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời, bởi tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết.