Bước ngoặt lịch sử của vaccine made in Việt Nam

nhiệt băng |

Thông tin Việt Nam sản xuất thành công 2 loại vaccine H5N1 và cúm mùa được công bố mới đây tại Nha Trang, Khánh Hòa đã đưa ngành công nghệ y - sinh học lên một tầm cao mới sau 9 năm nghiên cứu, phát triển.

Nước ta đã chính thức có tên trên bản đồ thế giới là một trong những quốc gia tham gia sản xuất vaccine cúm để góp tay cùng với toàn cầu phòng chống đại dịch xảy ra trong tương lai.

Sẽ được cấp phép lưu hành trong năm 2019

Theo Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC), bệnh cúm mùa là một vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Hằng năm trên thế giới có khoảng 1 tỉ người mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, trong đó có khoảng 305 triệu người mắc hội chứng cúm nặng phải nhập viện và 290 - 650 nghìn người tử vong. Trong thế kỷ trước, lịch sử nhân loại đã phải trải qua 4 vụ đại dịch cúm với hàng triệu người mắc và tử vong.

Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 12,2 - 1,5 triệu người bị mắc hội chứng cúm, trong đó 20% - 30% số này là do virus cúm mùa gây ra. Đối với bệnh cúm A/H5N1, số ca mắc/chết ở VN tích lũy từ năm 2003 đến tháng 12.2005 là 127/64 ca, đứng thứ 3 trên thế giới (sau Ai Cập và Indonesia).

Hiện nay, các virus gia cầm A/H7N9, A/H9N2, A/H5N1 đang hiện hữu, gây bệnh lẻ tẻ trên người, nguy cơ đại dịch trong tương lai là rất có thể.

Từ năm 2003, khi dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện ở VN, Bộ Y tế đã tích cực chỉ đạo các đơn vị sản xuất vaccine trong nước, trong đó có Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế tập trung trí tuệ và nguồn lực để nghiên cứu, phát triển vaccine cúm A/H5N1 phòng bệnh cho người.

Năm 2005, IVAC thực hiện một đề tài nhánh cấp Nhà nước, nghiên cứu vaccine cúm A/H5N1 bằng công nghệ trên trứng gà có phôi. Hướng nghiên cứu này phù hợp với mục tiêu, chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong Chương trình hành động toàn cầu về vaccine cúm (GAP) thiết lập năm 2006.

Chính vì vậy, tháng 8.2007, IVAC trở thành thành viên của chương trình này. WHO tài trợ cho IVAC phát triển vaccine cúm, bao gồm xây dựng nhà máy, đào tạo chuyển giao công nghệ, cung cấp trang thiết bị.

Tiếp nối chiếc lược của WHO, từ những năm 2010, Cơ quan nghiên cứu và phát triển tiên tiến về Y sinh học (BARDA) thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi con người Hoa Kỳ đã tài trợ kinh phí thông qua tổ chức PATH hỗ trợ kỹ thuật, giúp đỡ IVAC sản xuất vaccine cúm đạt chuẩn GMP, thử nghiệm lâm sàng (TNLS), nâng cao năng lực quản lý chất lượng (QMS) hoạt động cảnh giác Dược (PV).

Song song với hỗ trợ phát triển vaccine cúm tại IVAC, PATH thông qua nguồn kinh phí BARDA hỗ trợ Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) nghiên cứu, phát triển vaccine theo công nghệ tế bào, xây dựng được ngân hàng tế bào, đã và đang nghiên cứu phát triển vaccine cúm A/H5N1 trên dòng tế bào nuôi ở quy mô phòng thí nghiệm.

Nhờ sự tài trợ của WHO, PATH và BARDA, sự quan tâm đầu tư của Bộ Y tế, IVAC đã nỗ lực nghiên cứu thành công vaccine cúm A/H5N1 và vaccine cúm mùa với 3 type chủng kháng nguyên H1N1, H3N2, cúm B phòng bệnh cho người trên quy mô lớn, hoàn thành thử nghiệm lâm sàng 3 giai đoạn, hy vọng sẽ được cấp phép sử dụng năm 2019.

IVAC đang kiên trì mục tiêu phát triển bền vững bằng cách thương mại hóa vaccine cúm mùa để duy trì cơ sở vật chất, công nghệ, nguồn nhân lực khác, cùng với các đơn vị bạn trong lĩnh vực sản xuất vaccine sẵn sàng ứng phó nguy cơ đại dịch cúm, trong thời gian ngắn, đáp ứng vaccine cho công chúng.

“Nếu chúng ta không có cơ sở, nhà máy, công nghệ sản xuất vaccine cúm mùa thì không thể có vaccine đại dịch. Đây là vấn đề thế giới cực kỳ lo lắng, chứ không riêng gì nước có thu nhập thấp như Việt Nam. Do đó, việc chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn lực khác mang ý nghĩa hết sức quan trọng, để khi có đại dịch xảy ra thì chúng ta sẵn sàng sản xuất vaccine” - PGS.TS Lê Văn Bé - Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế cho hay.

Việc điều chế 2 loại vaccine thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: IVAC
Việc điều chế 2 loại vaccine thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: IVAC
Việc điều chế 2 loại vaccine thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: IVAC

Thách thức trứng gà sạch

TS Lê Văn Bé cho biết, nhờ sản xuất thành công 2 loại vaccine trên, Việt Nam đã chính thức có tên trên bản đồ thế giới là một trong những quốc gia tham gia sản xuất vaccine cúm để góp tay cùng với toàn cầu phòng chống đại dịch xảy ra trong tương lai.

Để thực hiện công nghệ nuôi cấy virus trên trứng gà có phôi, phải có trứng gà sạch làm nguyên liệu. Các chuyên gia sẽ cấy virus vào nước phôi trứng gà, sau đó thu hoạch nước phôi, tinh khiết, rồi điều chế thành vaccine. Nói thì đơn giản nhưng các chuyên gia đã trải qua hành trình đầy cam go, phức tạp, thậm chí có lúc nản chí để điều chế thành công.

Tuy vậy, TS Lê Văn Bé cho rằng, trở ngại trong hành trình điều chế vaccine thì vô vàn, nhưng lớn nhất vẫn là nguyên liệu trứng gà sạch. Bởi vì, nếu sử dụng trứng gà không đảm bảo chất lượng tại các trang trại chăn nuôi gà thì không thể cho ra vaccine. “Vì thế, chúng tôi phải xây dựng cơ sở nuôi gà, sản xuất ra trứng gà sạch riêng. Đây là yêu cầu khắc khe để đảm bảo an ninh sinh học” - TS Bé nói.

Theo TS Bé, đến nay, nhóm nghiên cứu đã tiến hành 3 thử nghiệm (3 giai đoạn) cho 2 loại vaccine này. Mỗi đợt thử nghiệm lâm sàng thực hiện trên 1.000 đối tượng có độ tuổi từ 18 - 60 tuổi theo chương trình chuyển giao công nghệ của WHO. Thời gian đến, việc thử nghiệm sẽ được mở rộng sang các đối tượng dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi tính để kiểm tra tính an toàn và sinh miễn dịch.

Bà Nguyễn Minh Hằng - Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 1 triệu người mắc triệu chứng cúm, trong đó chủ yếu là cúm mùa. Những năm qua, Việt Nam phụ thuộc nguồn vaccine do nước ngoài sản xuất, vì vậy việc chủ động nguồn vaccine trong nước ngày càng trở nên cấp thiết.

Theo IVAC, khi có đại dịch xảy ra, ngoài việc cung cấp vaccine đại dịch cho nhân dân Việt Nam, cơ quan này còn có nghĩa vụ cung cấp 10% sản lượng vaccine cho quốc tế thông qua WHO để hỗ trợ các quốc gia không tự sản xuất được vaccine.

Vaccine cúm tiền đại dịch A/H5N1 (IVACFLU-A/H5N1) là tên thương mại của vaccine cúm phòng nguy cơ đại dịch do Viện Vaccine và sinh phẩm Y tế sản xuất trên công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Đây là vaccine đơn giá (1 type chủng A/H5N1), toàn hạt virus đã bất hoạt bằng formalin, có tá dược hấp phụ, không có chất bảo quản thiomersal.

Chủng vaccine cúm mùa do Viện Kiểm định Quốc gia về sinh vật phẩm chuẩn (NIBSC), Vương quốc Anh thông qua sự cho phép của WHO cung cấp cho các nhà sản xuất và nghiên cứu trên thế giới. IVACFLU-A/H5N1 sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn GMP, quy mô 3 triệu liều/năm.

Đây là dây chuyền công nghệ do WHO và các tổ chức quốc tế như BARDA, PATH tài trợ kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật cho IVAC trong Chương trình hành động toàn cầu phát triển vaccine cúm (GAP) của WHO.

nhiệt băng
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh vụ bê bối vaccine rởm chấn động Trung Quốc

Hải ANh |

Vụ bê bối vaccine của công ty công nghệ sinh học Changsheng đang gây chấn động khắp Trung Quốc. Lao Động xin điểm lại những diễn biến chính trong vụ bê bối này.

Infographic: “Tai tiếng” vaccine Quinvaxem

Văn Thắng - Lệ Hà |

Sau gần 10 năm lưu hành tại Việt Nam, từ tháng 4.2018,vaccine Quinvaxem chính thức dừng sử dụng. Trong quá trình lưu hành  tại Việt Nam, vaccine Quinvaxem là vaccine có nhiều "tai tiếng" nhất với 43 trường hợp tai biến sau khi tiêm và phải tạm ngưng sử dụng trong 5 tháng.

Tự sản xuất được vaccine phòng bệnh: Việt Nam sẽ xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh

Long Khánh |

Năm 2018, Việt Nam sẽ tự chủ sản xuất vaccine lở mồm long móng trên gia súc. Đây là căn bệnh trên gia súc (trâu, bò, lợn...) đã khiến ngành xuất khẩu thịt gia súc của chúng ta gặp không ít trở ngại. Cách đây 3 ngày, Bộ NNPTNT đã chuyển giao giống virút lở mồm long móng (LMLM) cho các doanh nghiệp (DN) để sản xuất vaccine, nhằm khống chế và xóa bỏ dịch bệnh này, tạo môi trường chăn nuôi gia súc an toàn, tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Toàn cảnh vụ bê bối vaccine rởm chấn động Trung Quốc

Hải ANh |

Vụ bê bối vaccine của công ty công nghệ sinh học Changsheng đang gây chấn động khắp Trung Quốc. Lao Động xin điểm lại những diễn biến chính trong vụ bê bối này.

Infographic: “Tai tiếng” vaccine Quinvaxem

Văn Thắng - Lệ Hà |

Sau gần 10 năm lưu hành tại Việt Nam, từ tháng 4.2018,vaccine Quinvaxem chính thức dừng sử dụng. Trong quá trình lưu hành  tại Việt Nam, vaccine Quinvaxem là vaccine có nhiều "tai tiếng" nhất với 43 trường hợp tai biến sau khi tiêm và phải tạm ngưng sử dụng trong 5 tháng.

Tự sản xuất được vaccine phòng bệnh: Việt Nam sẽ xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh

Long Khánh |

Năm 2018, Việt Nam sẽ tự chủ sản xuất vaccine lở mồm long móng trên gia súc. Đây là căn bệnh trên gia súc (trâu, bò, lợn...) đã khiến ngành xuất khẩu thịt gia súc của chúng ta gặp không ít trở ngại. Cách đây 3 ngày, Bộ NNPTNT đã chuyển giao giống virút lở mồm long móng (LMLM) cho các doanh nghiệp (DN) để sản xuất vaccine, nhằm khống chế và xóa bỏ dịch bệnh này, tạo môi trường chăn nuôi gia súc an toàn, tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.