Bộ Y tế họp cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch virus Corona

Thùy Linh |

Chiều 31.1, Bộ Y tế tổ chức buổi cung cấp thông tin cho báo chí về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

Người dân lo lắng vì virus nCoV còn nhiều bí ẩn

Dự kiến Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp báo cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng do có cuộc họp gấp về phòng chống dịch nên Thứ trưởng không thể có mặt tại cuộc họp báo.

Cuộc họp có sự tham dự ông Nguyễn Vũ Trung – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Ths. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – nơi đang điều trị cho hai bệnh nhân người Việt tại Vĩnh Phúc mắc corona.

Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) - người được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ định là cố vấn Trung tâm Đáp ứng sự cố y tế khẩn cấp; ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược.

Tại cuộc họp, ông Trần Đắc Phu cho biết, trước tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc diễn ra phức tạp, quá nhanh, hiện nay, các hiểu biết về căn bệnh này, nguồn bệnh… còn có những điều chưa thật rõ ràng; người dân có những lo lắng nhất định...

Hiện nay, đã có 9.833 ca bệnh, trong đó Trung Quốc có 9.699 ca, số người tử vong là 233, dịch đã xảy ra trên 22 nước. Tại Việt Nam, hiện mới xác định có 5 trường hợp mắc. Khẳng định rằng 5 trường hợp này là ca xâm nhập, 3 trường hợp (1 ở Thanh Hoá, 2 ở Bệnh viện Nhiệt đới) đều từ Vũ Hán về; 2 trường hợp ở Chợ Rẫy cũng từ Vũ Hán (1 trường hợp là con, không đi từ Vũ Hán), nhưng đây là những ca tiếp xúc rất gần với người bố nên coi là tính chất xâm nhập. Nghĩa là hiện nay Việt Nam chưa thấy có những ca lây lan trong cộng đồng.

PSG. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế trả lời tại cuộc họp báo. Ảnh: Giang Thùy Linh
PSG. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế trả lời tại cuộc họp báo. Ảnh: Giang Thùy Linh 

Ngày 31.1, WHO đã ban bố dịch bệnh này là sự kiện khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu, nhưng theo ông Trần Đắc Phu, nhiều người hiện nay hiểu chưa rõ về tình trạng ban bố khẩn cấp,  cho rằng đó là việc quá khủng khiếp, và Việt Nam sẽ đối phó như thế nào?

Trong thời gian qua, từ khi có thông tin dịch bệnh, Việt Nam đã làm rất quyết liệt. Chúng ta đã có những thuận lợi khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách trực tiếp ngành Y tế, chỉ đạo quyết liệt. Đã thành lập ban chỉ đạo, kế hoạch đáp ứng theo từng cấp độ, trong giám sát đã tổ chức giám sát ở các cửa khẩu, các cơ sở y tế.

Giám sát trong cơ sở y tế quan trọng, giám sát cửa khẩu là cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng có thể bắt được ca bênh, vì có trường hợp uống hạ sốt để máy đo thân nhiệt không phát hiện được.

Thứ hai là việc điều tra dịch tễ. Trên cơ sở đó, cần phải phối hợp với các cơ quan truyền thông… làm sao để người dân hiểu, nhất là đi từ vùng dịch về phải có khai báo, thực hiện cách ly tại nhà như thế nào?... Đây là việc quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay.

Quan trọng nữa là việc phòng bệnh: Rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang, tiếp xúc với người bệnh ra sao? Trong người dân hiện nay, việc giải thích cho người dân, tuyên truyền để người dân chủ động phòng tránh, Bộ Y tế, Chính phủ làm rất quyết liệt.

Các cơ quan báo chí tham dự cuộc họp. Ảnh: T.L
Các cơ quan báo chí tham dự cuộc họp. Ảnh: T.L

Việt Nam có 30 đơn vị sản xuất khẩu trang, đang đốc thúc sản xuất

16h38: Bộ Y tế và các chuyên gia trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông báo chí.

Trả lời về tình trạng lợi dụng dịch bệnh để găm hàng, thổi giá trục lợi từ khẩu trang phòng chống dịch, Ông Nguyễn Tử Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và Công trình y tế cho biết:

Ngày 28.1, Cục đã gửi công văn cho hơn 40 đơn vị để đánh giá về năng lượng sản xuất, số lượng hàng tồn kho. Hiện, chúng tôi đang đốc thúc các đơn vị, nhưng sau nghỉ Tết Nguyên đán nên các đơn vị gặp khó khăn do nhân công chưa hoạt động, chưa đi vào sản xuất. Ngay sau Tết, kế hoạch của các đơn vị là đến ngày 10 mới bắt đầu sản xuất, nhưng sau khi có công văn đốc thúc thì ngày 7 Tết đã bắt đầu sản xuất rồi.

Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, không bán cho các đối tượng đầu cơ, tăng giá, gom hàng, hay xuất khẩu. Ưu tiên phòng chống dịch trong nước trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu các doanh nghiệp không tăng giá để bình ổn thị trường hiện nay. Phối hợp kiểm tra giám sát, tránh tình trạng nâng giá quá cao, đặc biệt là khẩu trang trong giai đoạn vừa qua.

Lực lượng quản lý thị trường cũng đã tham gia, vào cuộc giám sát, xử lý để đảm bảo giá khẩu trang trong thời gian tới. Hiện nay có hơn 30 đơn vị sản xuất trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước; nhưng có tình trạng lợi dụng tâm lý người dân, gom hàng nên thiếu khẩu trang.

Về đáp ứng trang thiết bị y tế đáp ứng phòng chống dịch, Vụ đã đề nghị các đơn vị nhập khẩu máy thở, monitor trong trường hợp khẩn cấp, đảm bảo cho các cơ sở y tế, đáp ứng theo các cấp độ của kế hoạch phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết: "Trong lúc này, Bộ Y tế khuyến cáo chỉ những người chăm sóc bệnh nhân, điều trị bệnh nhân, đi vào ổ dịch mới dùng khẩu trang N95 bên cạnh quần áo bảo hộ đặc biệt. Người dân không nên quá hoang mang để sử dụng khẩu trang không đúng cách. Chỉ dùng khẩu trang ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Nên thực hiện đeo khẩu trang theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

- Những người tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về, phải cách ly, phải đeo khẩu trang. Nếu không có khẩu trang thì khi ho hắt hơi phải lấy tay che miệng.

- Dịch dã đang diễn biến phức tạp, còn nhiều vấn đề như thời gian ủ bệnh, người lành có lây hay không vẫn chưa được rõ ràng. Nếu không có việc thì không đến chỗ đông người, nếu không khẩn cấp thì không tổ chức hội họp, đông người, có thể họp trực tuyến. Lễ hội cũng không nhất thiết phải đi. Dịch đã đến đâu thì ngành y tế sẽ có tham mưu cho Chính phủ để khuyến cáo rộng rãi người dân.

- Các trường học, hiện nay chưa khuyến cáo học sinh nghỉ học, vì chưa phát hiện trường hợp lây lan ra cộng đồng. Nếu học sinh có triệu chứng phải đến cơ sở y tế, nếu có ca nghi thì chúng tôi sẽ theo dõi ngay, cách ly ngay, đề xuất nghỉ học theo quy mô lớp hay toàn trường. Tình hình dịch mức độ nào, chúng ta đáp ứng hợp lý ở mức độ đó, để giải quyết tốt nhất vấn đề phòng chống dịch bệnh, sức khỏe, kinh tế, an ninh của người dân.

Chưa có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng

Trước câu hỏi khi WHO công bố “sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu”, Việt Nam cần đáp ứng như thế nào? Đại diện WHO tại Việt Nam trả lời: Sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu được định nghĩa rõ trong cuốn điều lệ y tế quốc tế mà WHO đã ban hành. Nêu ra 3 tiêu chí để quyết định 1 sự kiện có đủ điều kiện không? Có đặc biệt bất thường không? Có nguy cơ lây lan quốc tế không? Đòi hỏi đáp ứng mức độ toàn cầu hay không?

Các quốc gia thành viên được thông báo rõ về tiêu chí này. WHO tổ chức 2 cuộc họp để thảo luận đưa ra quyết định. Ngày 22- 23.1, Ủy ban Khẩn cấp, thành viên gồm các chuyên gia hàng đầu của thế giới đến từ nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực, lúc đó chưa đủ bằng chứng quyết định. Chính vì thế, 30.1, vụ dịch tiến triển nhanh, nhiều vấn đề chưa biết được vì virus mới.

Khi có đủ bằng chứng bệnh dịch lây lan từ người sang người, Ủy ban đã họp lại, với những bằng chứng có được tới ngày hôm qua, Ủy ban đã thống nhất vụ dịch này đủ tiêu chí để công bố sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu. Chúng ta lo lắng vì đó là virus mới, tuy nhiên không nên quá lo lắng. Đây là cơ hội chúng ta làm việc, phối hợp cùng nhau làm việc toàn cầu để cùng nhau đối phó với dịch bệnh. Hãy cùng nhau làm việc, phối hợp với Bộ Y tế, WHO, dựa trên bằng chứng để cùng nhau ứng phó với dịch bệnh.

Ông Nguyễn Thanh Lâm- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế. Ảnh: TL
Ông Nguyễn Thanh Lâm- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế. Ảnh: TL

Trước câu hỏi khi WHO công bố “sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu”, Việt Nam cần đáp ứng như thế nào?

- Đại diện WHO tại Việt Nam trả lời Sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu được định nghĩa rõ trong cuốn điều lệ y tế quốc tế mà WHO đã ban hành. Nêu ra 3 tiêu chí để quyết định 1 sự kiện có đủ điều kiện không? Có đặc biệt bất thường không? Có nguy cơ lây lan quốc tế không? Đòi hỏi đáp ứng mức độ toàn cầu hay không? Các quốc gia thành viên được thông báo rõ về tiêu chí này. WHO tổ chức 2 cuộc họp để thảo luận đưa ra quyết định. Ngày 22- 23.1, Ủy ban khẩn cấp, thành viên gồm các chuyên gia hàng đầu của thế giới đến từ nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực, lúc đó chưa đủ bằng chứng quyết định. CHính vì thế, 30.1, vụ dịch tiến triển nhanh, nhiều vấn đề chưa biết được vì virus mới. Khi có đủ bằng chứng bệnh dịch lây lan từ người sang người, Ủy ban đã họp lại, với những bằng chứng có được tới ngày hôm qua, Ủy ban đã thống nhất vụ dịch này đủ tiêu chí để công bố sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu. Chúng ta lo lắng vì đó là virus mới, tuy nhiên không nên quá lo lắng. Đây là cơ hội chúng ta làm việc, phối hợp cùng nhau làm việc toàn cầu để cùng nhau đối phó với dịch bệnh. Hãy cùng nhau làm việc, phối hợp với Bộ Y tế, WHO, dựa trên bằng chứng để cùng nhau ứng phó với dịch bệnh.

Trước câu hỏi có xét nghiệm tại nhà hay không?, đại diện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết hiện chưa có sinh phẩm, chưa có xét nghiệm nào để xét nghiệm corona tại nhà được.

“Chúng tôi gửi bệnh phẩm đến Viện, hết sức cố gắng, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu xét nghiệm của bệnh viện. Thời gian tới, nếu triển khai xét nghiệm tại các bệnh viện thì sẽ đáp ứng được nhu cầu tốt hơn.

Về xét nghiệm, ông Trần Đắc Phu cho biết: Giai đoạn đầu, chúng ta chưa có mồi của WHO gửi nhưng hiện này Viện đã có để chẩn đoán. Thứ 2 là bên cạnh những ca nghi ngờ được thông báo, sốt, đi từ vùng dịch về đều được tổ chức xét nghiệm. Đặt tại các Viện lớn như Hệ thống giám sát bệnh viêm phổi cấp, yêu cầu các bệnh viện lấy mẫu bệnh nhân đưa về Viện Vệ sinh dịch tễ để xét nghiệm. Việc này đã làm từ lâu. Trước làm để bắt những con virus khác nhưng nay để bắt virus Corona mới. Ca nào xét nghiệm, ca nào không phải có chỉ định, căn cứ vào triệu chứng bệnh, đặc điểm dịch tễ.

Bác sĩ lâm sàng kết hợp bác sĩ dịch tễ phải kết hợp để chẩn đoán đưa ra chỉ định cho bệnh nhân. Hiện nay, cách thức giám sát dịch tễ nói chung, xét nghiệm tìm nguồn lây, tìm virus đã được hoàn thiện, đáp ứng được trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Việc này không phải đến nhà là xét nghiệm được. Căn cứ vào đó để có những chỉ định.

Về số điện thoại đường dây nóng bị tố thu giá cao, đại diện Bệnh viện Nhiệt đới TƯ cho hay: 19003228 vốn là số điện thoại tư vấn cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Nhiệt đới. Vụ dịch xảy ra, Bộ Y tế giao cho chúng tôi nhiệm vụ khám chữa bệnh liên quan, nên số điện thoại này được công bố là đường dây nóng chung của Bộ Y tế. Các bác sĩ, trưởng phó khoa phòng trực tiếp trả lời đường dây nóng. Mỗi cuộc điện thoại vài ba phút. Nhiều người dân đã cảm ơn, chia sẻ với những vất vả của cán bộ nhân viên y tế.

- Ông Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền thông Bộ Y tế cho biết: Tối qua, Cục trưởng Cục Viễn thông- Bộ Thông tin Truyền thông cho biết đã hỗ trợ người dân, phía Bộ chỉ đạo nhà mạng miễn phí từ 0h ngày 1.2.2020. Tới đây, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, sẽ nâng cấp số điện thoại này thành hệ thống để nhiều bệnh viện tham gia trả lời, để phân luồng, tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân.

Về công tác cung ứng thuốc điều trị bệnh nhân, đại diện Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho hay: Đối với công tác điều trị bệnh nhân nhiễm virus Corona, công tác điều trị tích cực triệu chứng được chú trọng, việc xử lý kịp thời tình trạng do bệnh gây ra như suy hô hấp, suy thận là hết sức quan trọng. Các thuốc được chỉ định điều trị, trong những trường hợp cụ thể, các bệnh nhân ho nặng, nhiều sẽ dùng thuốc giảm ho, sốt thì điều trị sốt...

Vấn đề điện giải, bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Bội nhiễm thì điều trị các thuốc điều trị viêm phổi, có vấn đề huyết áp, tiểu đường thì điều trị. Hiện thuốc điều trị triệu chứng bệnh này, các bệnh viện, các cơ sở y tế dùng hàng ngày. Chúng tôi đã liên hệ nguồn cung đáp ứng đầy đủ. Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế cả nước phải thực hiện cung ứng đầy đủ, nếu cần phải tổ chức đấu thầu, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu rút gọn, tuyệt đối không để thiếu thuốc. Quan trọng nhất, người dân phải lưu ý phải thực hiện khuyến cáo của Bộ Y tế, WHO để phòng chống dịch bệnh cho gia đình.

17h30: Cuộc họp báo kết thúc.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bệnh nhân Vĩnh Phúc tử vong vì virus Corona"

T. Linh |

Tin đồn 1 trong 3 bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán người Việt Nam đã tử vong vì nhiễm bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội từ sáng nay 31.1. 

Cách phòng tránh virus Corona như thế nào?

T.Linh |

Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng... là một trong những biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (nCoV).

45 Đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch nCoV vừa thành lập làm gì?

Thùy Linh |

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký quyết định về việc thành lập Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bệnh nhân Vĩnh Phúc tử vong vì virus Corona"

T. Linh |

Tin đồn 1 trong 3 bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán người Việt Nam đã tử vong vì nhiễm bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội từ sáng nay 31.1. 

Cách phòng tránh virus Corona như thế nào?

T.Linh |

Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng... là một trong những biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (nCoV).

45 Đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch nCoV vừa thành lập làm gì?

Thùy Linh |

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký quyết định về việc thành lập Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).