Bị đồn chữa khỏi ung thư, dược liệu quý đứng trước nguy cơ tuyệt diệt

Thùy Linh |

Vài năm trở lại đây, các loại dược liệu quý như sâm nhung, sâm Ngọc Linh… được truyền tai với công dụng chữa bách bệnh, kể cả ung thư.

Chưa biết thực hư công dụng của các loại dược liệu này tới đâu nhưng những lời đồn đoán này đã tạo nên một trào lưu săn lùng nguồn dược liệu quý. Hậu quả, nguồn tài nguyên các cây dược liệu này đang bị khai thác tận diệt đồng thời người tiêu dùng rất dễ mua phải dược liệu rởm, hàng nhái.

TS. Phạm Thanh Huyền - Trưởng khoa Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu- Bộ Y tế cho biết: Có nhiều loại thảo dược được quảng cáo chữa ung thư nhưng cho tới nay chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào công bố về việc thảo dược có tác dụng chữa khỏi ung thư. “Tất cả các thảo dược chỉ là hỗ trợ để kéo dài sự sống bằng cơ chế tăng sức đề kháng hoặc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư” - TS. Phạm Thanh Huyền nhấn mạnh.

Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú với trên 5.000 loài cây thuốc, phân bố rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, chính sự thiếu hiểu biết của người dân về giá trị của các cây thuốc Việt Nam cùng với việc thương lái đẩy mạnh gom hàng nên họ sẵn sàng săn lùng, tận diệt nhiều cây thuốc để bán cho thương lái với giá rẻ hơn giá trị thực của nó nhiều lần khiến nguồn dược liệu quý ngày càng cạn kiệt. 

"Đa phần nguồn dược liệu quý cần nhiều thời gian sinh sản, phát triển. Ví dụ như sâm Ngọc Linh cần ít nhất là 5 năm mới có củ, trong khi hiện nay, nhu cầu sử dụng quá lớn nên không có nguồn sâm tự nhiên nào có thể đáp ứng kịp. Nhiều loại cây thuốc bị khai thác một cách quá mức khiến chúng cạn kiệt và có những loại hiện không còn trong tự nhiên như sâm Ngọc Linh hay những hoa nằm trong sách đỏ. Việt Nam hiện có 144 loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần bảo tồn" - bà Huyền nói. 

Chuyên gia Viện dược liệu cảnh báo nguy cơ cạn kiệt dược liệu quý (Ảnh: PV)
TS Huyền- chuyên gia Viện dược liệu cảnh báo nguy cơ cạn kiệt dược liệu quý (Ảnh: PV)

Để ngăn chặn nhiều loại cây dược liệu khỏi nguy cơ tuyệt chủng đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng hiện nay, Viện Dược liệu triển khai các vùng trồng dược liệu. 

Theo bà Huyền, trong nuôi trồng dược liệu, để đảm bảo nguồn dược liệu chất lượng thì việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là xu hướng chung và tất yếu. Phổ biến nhất tại Việt Nam là tiêu chuẩn GACP-WHO- Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây dược liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và tiêu chuẩn BioTrade của Châu Âu.

Từ năm 2013, Viện Dược liệu đã triển khai các vùng trồng dược liệu sạch, an toàn, bền vững theo tiêu chuẩn châu Âu. Dự kiến sẽ có 50 chuỗi giá trị dược liệu được phát triển, tạo ra các sản phẩm thuốc và sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng cao, giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Tài nguyên dược liệu Tây Bắc vẫn chưa được khai thác triệt để

PV |

Vùng Tây Bắc tập trung rất nhiều loài cây dược liệu tự nhiên, trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Tuy nhiên, những hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đang là rào cản lớn trong phát triển cây dược liệu.

Thuốc Việt: Đãi cát, tìm vàng

PV |

Cái nắng tháng 8 trải rộng trên những ruộng đương quy  sắp đến kỳ thu hoạch ở xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà khá oi ả song cả gia đình ông Ma Seo Vần vẫn cần mẫn chăm sóc từng luống cây. Ông kể từ hồi tham gia vùng trồng dược liệu sạch của Công ty cổ phần Traphaco, bà con rất hào hứng và không quản ngại mưa nắng.

Ghi ở “rừng dược liệu” quý giá nhất Việt Nam

Huy Minh - Thế Sơn |

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng trên thế giới, với hơn 5.000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Thêm vào đó, cộng đồng 54 dân tộc ở nước ta sở hữu những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây là một kho tàng đầy tiềm năng trong nghiên cứu tạo ra các sản phẩm phục vụ nhân dân.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Tài nguyên dược liệu Tây Bắc vẫn chưa được khai thác triệt để

PV |

Vùng Tây Bắc tập trung rất nhiều loài cây dược liệu tự nhiên, trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Tuy nhiên, những hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đang là rào cản lớn trong phát triển cây dược liệu.

Thuốc Việt: Đãi cát, tìm vàng

PV |

Cái nắng tháng 8 trải rộng trên những ruộng đương quy  sắp đến kỳ thu hoạch ở xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà khá oi ả song cả gia đình ông Ma Seo Vần vẫn cần mẫn chăm sóc từng luống cây. Ông kể từ hồi tham gia vùng trồng dược liệu sạch của Công ty cổ phần Traphaco, bà con rất hào hứng và không quản ngại mưa nắng.

Ghi ở “rừng dược liệu” quý giá nhất Việt Nam

Huy Minh - Thế Sơn |

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng trên thế giới, với hơn 5.000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Thêm vào đó, cộng đồng 54 dân tộc ở nước ta sở hữu những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây là một kho tàng đầy tiềm năng trong nghiên cứu tạo ra các sản phẩm phục vụ nhân dân.