Tại sao đường làm bệnh gút tệ hơn?
Fructose là một loại đường đặc biệt gây đau nhức cho người bệnh gút khi tiêu thụ với số lượng lớn. Khi tiêu thụ đường fructose vào cơ thể, một hợp chất hóa học được gọi là purine được giải phóng và phân hủy trở thành axit uric. Axit uric tạo ra các kết tủa có thể tích tụ trong khớp, dẫn đến các đơn đau khớp tồi tệ hơn.
Sirô ngô, mật ong là các chất làm ngọt có hàm lượng fructose cao, có thể góp phần làm bùng phát bệnh gút nếu ăn thường xuyên.
Toàn bộ trái cây có chứa đường tự nhiên, bao gồm cả đường fructose, tuy nhiên, chúng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi khác như chất xơ, chất chống ôxy hóa, vitamin và khoáng chất, có thể giúp khắc phục nhược điểm của đường trong trái cây đối với hầu hết những người mắc bệnh gút. Nghiên cứu cho thấy, toàn bộ trái cây không gây ra tác dụng phụ ở những người bị bệnh gút.
Tất nhiên, nếu một số loại trái cây nhất định khiến cơn đau khớp của bạn trở nên trầm trọng hơn, nên người bệnh cần cẩn trọng chú ý đến sức khỏe khi ăn một số loại quả nhất định.
Mặc dù không chứa fructose nhưng các loại đường khác như đường trắng, đường nâu cũng có thể làm trầm trọng bệnh gút bởi gia tăng khả năng mắc các bệnh khác như tiểu đường loại 2, bệnh tim, béo phì...
Các thực phẩm nên tránh nếu bị bệnh gút
Các loại đồ uống chứa nhiều đường: nước ngọt, nước trái cây, nước tăng lực...
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều gia vị: snack, đồ nướng, thực phẩm đóng hộp, bơ đậu phộng...
Ngoài các thực phẩm chứa fructose, người mắc bệnh gút nên tránh các thực phẩm giàu purine. Một số thực phẩm giàu purine bao gồm rượu, nội tạng, thịt thú rừng và một số loại hải sản...
Đồng thời, hãy rèn luyện cho mình thói quen đọc nhãn sản phẩm. Bạn nên chú ý các thực phẩm có thành phần sau: Đường, mật ong, cây thùa, sirô ngô, dextrose, fructose.