Bệnh Whitmore quay trở lại, Bộ Y tế cảnh báo

Lệ Hà |

Các ca bệnh Melioidosis (hay còn gọi là bệnh Whitmore) gia tăng trong thời gian gần đây. Đây cũng là căn bệnh khiến Chủ tịch của một xã tỉnh Quảng Bình tử vong khi cứu hộ người dân trong bão lũ.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân Whitmore, trong đó riêng từ đầu tháng 11 đến nay có 6 bệnh nhân. Hiện vẫn còn 3 trường hợp mắc bệnh Whitmore đang điều trị tại đây, đến từ các tỉnh Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Các bệnh nhân này đều trên 50 tuổi và có tiền sử bị bệnh đái tháo đường, sưng đau khớp gối, nhiễm trùng nặng, có bệnh nhân bị áp xe phổi... Do có biểu hiện lâm sàng đa dạng nên bệnh Whitmore rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác khiến việc điều trị không hiệu quả.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân T.V.T (67 tuổi, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Bệnh nhân làm nghề nông, thường xuyên chăn nuôi, lội nước, ao hồ,... Bệnh diễn biến 1 tháng nay với khởi phát là sốt, sưng đau khớp gối phải. Trước vào viện 1 tuần, bệnh nhân xuất hiện sưng đau tăng, sốt cao 39-40 độ C. Bệnh nhân điều trị ở tuyến dưới nhưng không đỡ. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cấy máu và cấy dịch mủ gối ra vi khuẩn B.pseudomallei, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới để điều trị theo phác đồ của bệnh Whitmore.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa lũ, tập trung từ tháng 9-11.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng (bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng...).

Bệnh khó chẩn đoán và có tỉ lệ tử vong cao, có thể tới 40% do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Chẩn đoán xác định bằng nuôi cấy máu và các dịch ổ áp xe xác định vi khuẩn Whitmore. Điều trị lâu dài bằng kháng sinh đặc hiệu Ceftazidime hoặc Carbapenem đường tĩnh mạch, thời gian tấn công 2-4 tuần, sau đó duy trì giai đoạn duy trì bằng Biseptol kéo dài 3-6 tháng.

Bệnh Whitmore không lây truyền từ người sang người. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…

Để chủ động có các biện pháp phòng chống hiệu quả đối với bệnh Melioidosis trên địa bàn 9 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn chỉ đạo thực hiện một số nội dung:

- Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore), phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Melioidosis. Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh Melioidosis.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh Melioidosis, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh Melioidosis.

- Phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Melioidosis để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống...

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" tăng cao sau bão lũ

PHÚC ĐẠT |

Sau bão lũ, số lượt bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế tăng đột biến với gần 30 ca.

Dấu hiệu nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" và những mẹo vàng phòng tránh

Thảo Anh |

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã khuyến cáo những mẹo vàng để phòng tránh nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" Vibrio vulnificus. Trong đó đặc biệt lưu ý việc tránh xa hải sản sống, nhất là hàu sống.

Những đường lây nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" nhiều người không biết

Thảo Anh |

Phần lớn các trường hợp lây nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" xảy ra sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Vibrio vulnificus thông qua vết trầy xước, vết thương hở trên da. Các nhà khoa học cho biết, không có bằng chứng về việc truyền Vibrio vulnificus từ người sang người.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" tăng cao sau bão lũ

PHÚC ĐẠT |

Sau bão lũ, số lượt bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế tăng đột biến với gần 30 ca.

Dấu hiệu nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" và những mẹo vàng phòng tránh

Thảo Anh |

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã khuyến cáo những mẹo vàng để phòng tránh nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" Vibrio vulnificus. Trong đó đặc biệt lưu ý việc tránh xa hải sản sống, nhất là hàu sống.

Những đường lây nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" nhiều người không biết

Thảo Anh |

Phần lớn các trường hợp lây nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" xảy ra sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Vibrio vulnificus thông qua vết trầy xước, vết thương hở trên da. Các nhà khoa học cho biết, không có bằng chứng về việc truyền Vibrio vulnificus từ người sang người.