Bệnh viện thiếu thuốc, người bệnh bỏ tiền triệu mua thuốc ngoài danh mục y tế

Thuỳ Linh - Nguyễn Ly |

Để có đủ thuốc sử dụng, không ít người đều đặn mỗi tháng phải bỏ tiền triệu mua thuốc ngoài danh mục y tế. Trong khi đó, tình trạng thiếu thuốc tái diễn tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước. Mong ước được hưởng trọn vẹn quyền lợi bảo hiểm y tế còn xa vời với nhiều bệnh nhân nghèo.

Người bệnh phải cầm cự để mua thuốc ngoài danh mục BHYT

Mới khoảng 8h30 sáng, khu vực cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) chật kín người dân đợi đến lượt lấy thuốc. Chị Trương Thị Mộng Nghi - (44 tuổi, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đang vui mừng vì sau hơn 1 tiếng chờ lấy thuốc đã hoàn thành.

Theo chị Mộng Nghi chia sẻ, chị vốn được chẩn đoán bị viêm gan virus B mạn tính được 4 năm nay. Gia đình thuộc cảnh nghèo khó, tiền trong nhà kiếm được bao nhiêu đều chi phí vào chuyện thuốc thang và học hành của hai con nhỏ nên mỗi lần đi khám bệnh, chị Mộng Nghi sẽ chủ động xin thêm 2 tháng thuốc kế tiếp - số thuốc xin thêm này không được tính trong BHYT.

“Ngoài ra, cũng có một số loại thuốc đi khám mà bác sĩ có cho biết nằm ngoài danh mục BHYT chi trả thì tôi phải mua ngoài, mất khoảng hơn 1 triệu đồng mỗi tháng” - chị Mộng Nghi chia sẻ.

Không chỉ có chị Mộng Nghi, ông N.Đ.P (ngụ tại tỉnh Bình Định) là người dân được hưởng 100% BHYT. Ông P có tiền sử bệnh là đã từng đặt stent mạch vành, suy thận mạn giai đoạn 3, nên được chuyển tuyến đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.

Mỗi tháng một lần ông đều vào TPHCM tái khám. Ngoài các khoản BHYT chi trả 100%, ông vẫn phải mất khoảng gần 1 triệu đồng mua thuốc ngoài danh mục. “Có BHYT 100% tôi đỡ được nhiều khoản, nhưng tiền thuốc ngoài danh mục hằng tháng khiến mình phải sống tiết kiệm hơn. Bệnh mạn tính, không có thuốc rất khổ” - ông P chia sẻ.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương hiện đang thiếu thuốc GH phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh. Thuốc GH là thuốc nhập khẩu - có chứa hoạt chất Somatropin, được sử dụng dưới dạng tiêm. Thuốc này điều trị thiếu hụt hormon tăng trưởng, điều trị cho trẻ sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai, trẻ mắc hội chứng Turner, trẻ chậm tăng trưởng do suy thận mãn và trẻ mắc hội chứng Prada - Willi.

Người dân chờ lấy thuốc BHYT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: NGUYỄN LY
Người dân chờ lấy thuốc BHYT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: NGUYỄN LY

Bệnh viện thiếu thuốc, người bệnh phải chi trả chi phí thuốc gấp 4 lần

PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết, có nhiều trẻ đang phải điều trị và phụ thuộc vào thuốc mà bệnh viện đang thiếu.

Thuốc GH đang được Bảo hiểm y tế chi trả và người bệnh đồng chi trả. Trong đó, trẻ dưới 6 tuổi được bảo hiểm y tế thanh toán 100%; trẻ từ 6 - 16 tuổi được bảo hiểm y tế thanh toán 70%, người bệnh đồng chi trả 30%; những đối tượng còn lại được bảo hiểm y tế thanh toán 50%, người bệnh đồng chi trả 50%.

Trong thời gian thiếu thuốc, Bệnh viện đã trao đổi với người nhà bệnh nhân về những khó khăn này và mong họ thông cảm, tạm thời mua thuốc ở ngoài để điều trị cho con. Bệnh viện sẽ cố gắng nỗ lực có thuốc trong thời gian sớm nhất.

Được biết, 1 lọ thuốc này mua trong Bệnh viện Nhi Trung ương có giá 2,5 triệu đồng. Một bệnh nhân dưới 16 tuổi điều trị bệnh Prader Willi có liệu trình điều trị 1 tháng sử dụng 6 lọ, với tổng số tiền hơn 15 triệu đồng. Tuy nhiên, BHYT thanh toán 10 triệu đồng, người nhà bệnh nhân chỉ đồng chi trả 5 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi phải mua thuốc ở ngoài, người nhà bệnh nhân đang phải mua với giá gần 20 triệu đồng cho 6 lọ thuốc. Vì vậy, nhiều phụ huynh rất mong mỏi bệnh viện sớm có thuốc. Nếu không thì khoản chi phí này cũng gây khó khăn cho nhiều gia đình có con điều trị, vì trẻ mắc bệnh phải phụ thuộc thuốc này lâu dài.

Còn tại TPHCM câu chuyện thiếu thuốc, vật tư y tế đã diễn ra vài năm qua. Để tháo gỡ những khó khăn trong công tác đấu thầu, mua sắm vật tư y tế Chính phủ, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay tại các bệnh công lập vẫn còn diễn ra tình trạng bệnh nhân phải đi mua thuốc, thậm chí là vật tư y tế để điều trị bệnh.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bảo hiểm xã hội TPHCM nhận định, một số cơ sở khám chữa bệnh còn chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật, thuốc chưa thật cần thiết, có dấu hiệu lạm dụng quỹ, trong khi nhiều bệnh viện vẫn để bệnh nhân mua thuốc bên ngoài tốn kém tiền triệu.

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, chi phí khám chữa bệnh BHYT tại TPHCM tăng 960 tỉ đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này như: Số lượng bệnh nhân từ các tỉnh về TPHCM điều trị cũng tăng, tăng giá viện phí, một số cơ sở khám chữa bệnh mở rộng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị...

Các thông tư hướng dẫn thi hành Luật còn chậm ban hành hoặc chưa ban hành

Năm 2023, Bệnh viện Nhi Trung ương đã lên kế hoạch mua sắm thuốc và phân chia hoạt chất này theo danh mục nhằm tăng cơ hội lựa chọn các nhà thầu.

Kết quả, có 4 danh mục được đưa ra, tuy nhiên, có 1 danh mục không có nhà thầu dự; 1 nhà thầu trúng thầu nhưng lại có công văn không cung ứng được thuốc; 1 nhà thầu trúng thầu 9.000 lọ thuốc GH nhưng tháng 4 vừa qua, đối tác thông báo không thể thông quan; 1 nhà thầu khác có hàng, nhưng không thực hiện đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký.

Nguồn cung ứng của hoạt chất bị hạn chế, cả 2 danh mục nhóm biệt dược gốc và nhóm 1 của hàm lượng 5mg là loại có số lượng sử dụng nhiều nhất trong các năm trước đó đều không có nhà cung ứng (1 thuốc không dự thầu, 1 thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký), gây khó khăn cho cơ sở trong việc dự kiến nguồn hàng để phục vụ nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, Luật Đấu thầu mới và nghị định hướng dẫn tuy đã ban hành nhưng các thông tư hướng dẫn thi hành Luật còn chậm ban hành hoặc chưa ban hành (như thông tư hướng dẫn mua sắm thuốc theo Luật Đấu thầu mới thay thế Thông tư 15/2019/TT-BYT) cũng gây khó khăn cho Bệnh viện trong triển khai thực hiện các quy trình mua sắm đấu thầu thuốc.

“Bệnh viện đã cố gắng tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc để phục vụ người bệnh, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời thuốc cho bệnh nhân do sự biến động của nguồn cung như trên” - PGS Trần Minh Điển chia sẻ.

Bệnh viện cũng có phương án khác thực hiện song song, đó là trong các gói thầu mua sắm của năm 2024-2025, bệnh viện cũng lên phương án mua thuốc GH và đang chờ Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấp giấy phép.

Để có giải pháp tạm thời giải quyết tình trạng này, bệnh viện đã trao đổi với người nhà bệnh nhân về những khó khăn bất khả kháng này, tạm thời trong thời gian bệnh viện thiếu thuốc sẽ phải mua thuốc ở ngoài để điều trị cho bệnh nhi.

Linh Giang

Thuỳ Linh - Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Các bệnh viện thiếu thuốc, Bà Rịa - Vũng Tàu chi hàng chục tỉ đồng mua thuốc

Thành An |

Trước tình trạng, các bệnh viện đang thiếu thuốc, ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - đã lên kế hoạch và đang thực hiện các gói thầu hàng chục tỉ đồng mua sắm thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh.

Bệnh viện thiếu thuốc, người bệnh ngậm ngùi ôm bệnh về quê

Hoàng Bin |

Thiếu thuốc và vật tư y tế đang là vấn đề nhức nhối ở tỉnh Quảng Nam. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế, bệnh nhân phải “gánh” chi phí điều trị lớn, do không được hưởng BHYT đồng chi trả.

Bệnh viện thiếu thuốc, dân tự mua, có được bảo hiểm chi trả?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Khi các bệnh viện thiếu thuốc, nhiều người dân phải tự đi mua thuốc với giá cao nhưng không biết có được bảo hiểm chi trả hay không?

Smart A thổi phồng công dụng, quảng cáo chữa được bệnh ung thư

Nhóm PV |

Được quảng cáo rầm rộ như một loại thần dược trị bách bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư, những năm gần đây, sản phẩm Smart A của Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế đang nổi lên như một hiện tượng.

Một nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND xã tại Hà Nội bị tống tiền 500 triệu đồng

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Công an huyện Mỹ Đức vừa bắt quả tang một đối tượng về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Đường 1.500 tỉ đồng nối Biên Hòa và cao tốc TPHCM - Long Thành vướng 250m mặt bằng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.5, theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai, đến nay, Dự án Đầu tư xây dựng đường Hương Lộ 2 nối dài (đoạn 1 - giai đoạn 1), TP Biên Hoà vẫn còn vướng mặt bằng 250m đoạn qua xã Long Hưng, TP Biên Hòa. Dự án này kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và giảm tải cho Quốc lộ 51.

Xảy ra động đất 3,4 độ richter tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một trận động đất 3,4 độ richter đã xảy ra vào lúc 9h27 ngày 27.5, tại huyện Nho Quan.

CADIVI: Nợ phải trả tăng mạnh, gấp đôi vốn chủ sở hữu

Ngọc Thiện |

Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI - HoSE: CAV) ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 9 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nợ phải trả cũng tăng mạnh 20% lên 2.926 tỉ đồng, gần gấp đôi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Các bệnh viện thiếu thuốc, Bà Rịa - Vũng Tàu chi hàng chục tỉ đồng mua thuốc

Thành An |

Trước tình trạng, các bệnh viện đang thiếu thuốc, ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - đã lên kế hoạch và đang thực hiện các gói thầu hàng chục tỉ đồng mua sắm thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh.

Bệnh viện thiếu thuốc, người bệnh ngậm ngùi ôm bệnh về quê

Hoàng Bin |

Thiếu thuốc và vật tư y tế đang là vấn đề nhức nhối ở tỉnh Quảng Nam. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế, bệnh nhân phải “gánh” chi phí điều trị lớn, do không được hưởng BHYT đồng chi trả.

Bệnh viện thiếu thuốc, dân tự mua, có được bảo hiểm chi trả?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Khi các bệnh viện thiếu thuốc, nhiều người dân phải tự đi mua thuốc với giá cao nhưng không biết có được bảo hiểm chi trả hay không?