Bệnh gout và cánh mày râu

Bác sĩ Lê Hữu Nghị - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Xây dựng |

Bệnh gout đang gia tăng đặc biệt với đàn ông trên 40 tuổi. Độ tuổi 30-40 tuổi chiếm 50% số người bị bệnh gout. Bệnh tập trung nhiều ở đàn ông. Bệnh gout có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, dùng thuốc điều trị thích hợp. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng có nhiều trường hợp điều trị gout, nhưng vẫn không kiểm soát được bệnh...

Nam giới hay mắc gout

Bệnh gout hình thành do nồng độ axit uric máu tăng lên quá mức. Axit uric là chất thải từ các mô cơ thể và thường được bài tiết qua nước tiểu. Trong nhiều trường hợp, khi lượng acid uric trong cơ thể tăng quá nhanh, thận không kịp đào thải sẽ khiến chúng kết tinh thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại khớp gây viêm, sưng và đau dữ dội.

Nguyên nhân axit uric tăng cao thường là do sử dụng thực phẩm giàu purine, như: Nội tạng động vật, thịt bê, thịt chó, thịt bò… Nếu chế độ ăn càng ăn nhiều purine thì càng dễ mắc gout. Chế độ ăn là nguyên nhân chính dẫn đến gout, nên nếu không kiên trì thực hiện chế độ ăn cho người bệnh và dùng thuốc điều trị theo phác đồ ngăn ngừa cơn dout cấp thì bệnh rất dễ tái phát, dẫn đến tàn phế.

Nữ giới ít bị gout do nội tiết estrogen. Tuy nhiên qua thời kỳ mãn kinh khi estrogen giảm, nguy cơ nữ mắc bệnh gout ngang ngửa nam giới.

Nam giới thích ăn thịt và hải sản: Các loại thực phẩm này chứa nhiều axit béo, purin cao dẫn đến bị gout. Khi cơ thể phân hủy purin, nó tạo ra axit uric. Quá trình chuyển hóa thức ăn giàu purin có thể dẫn đến bệnh gút do cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric.

Nam giới thích uống rượu bia: uống rượu bia hầu như trở thành thói quen của nam giới. Rượu bia vào cơ thể chuyển hóa tạo ra axit lactic, gây ức chế bài tiết axit uric và dễ gây bệnh gout. Trong bia có chứa carbon dioxide vào cơ thể chuyển hóa thành axit carbonic, làm giảm PH, gây cản trở thải axit uric .

Căng thẳng: Đàn ông chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Việc thức khuya, làm việc quá giờ, tâm trạng không tốt gây rối loạn thần kinh dẫn đến co thắt bề mặt cơ thể và mạch máu dẫn đến chuyển hóa uric bất thường, giảm bài tiết .

Tăng huyết áp: do sử dụng thuốc lợi tiểu làm giảm khả năng thải axit uric.

Ngăn chặn bệnh gout

- Uống đủ nước: Cần uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bài tiết các độc tố và axit uric. Hiện nay nhiều người sử dụng nước kiềm tính rất tốt.

- Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, đồ uống có đường.

- Chế độ ăn hợp lý: Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Cần lưu ý những thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: thịt thú rừng, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, cá cơm, cá trích, trai, thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê), nội tạng, thực phẩm và đồ uống có đường, rượu bia.

Một số thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải bao gồm: thịt nguội, giăm bông, thịt bò, thịt gia cầm, hàu, tôm, cua... nên ăn với mức độ có kiểm soát.

Người axit uric cao cần ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh gút. Đồ hoạ: Hạ Mây
Người axit uric cao cần ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh gút. Đồ hoạ: Hạ Mây

Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: các sản phẩm sữa ít béo và không có chất béo; bơ đậu phộng và hầu hết các loại hạt; các loại trái cây và rau quả; cà phê; gạo nguyên hạt, bánh mì và khoai tây.

- Tập luyện thể thao.

- Kiểm soát cân nặng: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, đặc biệt là ở những người trẻ.

- Tránh các tác nhân gây bệnh gout.

Bác sĩ Lê Hữu Nghị - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Xây dựng
TIN LIÊN QUAN

Tăng hay giảm axit uric cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh gout

Hương Giang (Theo Healthline) |

Khi có quá nhiều axit uric trong máu, nó có thể tạo ra các tinh thể urate, và những tinh thể này có thể lắng đọng trong các mô xung quanh khớp, gây nên triệu chứng đau và viêm khớp đặc trưng của bệnh gout.

Thay đổi thói quen để giảm axit uric, tránh xa bệnh gout

Phương Anh (T/H) |

Tích tụ quá nhiều axit uric trong máu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Để kiểm soát nồng độ axit uric, bạn nên hình thành một số thói quen dưới đây.

Tác động của thức ăn đến người có axit uric cao, bệnh gout

HẠ MÂY |

Theo tư vấn từ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (cơ sở 1), bệnh gout là một tình trạng viêm của khớp gây ra bởi sự tăng axit uric trong máu. Các tinh thể muối urat natri tích tụ trong khớp gây sưng, viêm và đau dữ dội. Tuy nhiên, axit uric cao, bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống.

Doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động dịp cuối năm

Minh Hà |

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, thị trường lao động tại Việt Nam có nhiều khởi sắc hơn khi doanh nghiệp có thêm đơn hàng mới, cần một lượng lớn nhân sự để đảm bảo tiến độ sản xuất.

Nga không kích lớn nhất vào Ukraina kể từ đầu chiến dịch

Linh Nhi |

Ngày 1.1, Ukraina hứng chịu đợt không kích lớn nhất của Nga kể từ đầu chiến dịch quân sự sau khi Tổng thống Putin cam kết tăng cường tấn công.

Xu hướng tuyển sinh năm 2024 - không xét học bạ, tăng cường các kỳ thi riêng

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều trường đại học Top đầu tuyên bố bỏ phương thức tuyển sinh bằng xét học bạ, tăng cường các kỳ thi riêng để tuyển sinh đầu vào.

Lo ngại sự cố môi trường khi khu xử lý chất thải lớn nhất Đồng Nai quá tải

HÀ ANH CHIẾN |

Khu xử lý chất thải ở xã Quang Trung, huyện Thống Nhất (thuộc Công ty CP dịch vụ Sonadezi) là nơi tiếp nhận xử lý chất thải sinh hoạt lớn nhất tỉnh Đồng Nai, chiếm khoảng 65% tổng lượng rác trên địa bàn, nhưng đang quá tải. Đến tháng 6.2024, khu xử lý này phải giảm một nửa công suất do lo ngại sự cố môi trường.

Chờ tài xoay xở của ông Troussier trong bão chấn thương

TAM NGUYÊN |

Mới bước vào quá trình chuẩn bị cho vòng chung kết Asian Cup 2023 nhưng huấn luyện viên Philippe Troussier đang phải xoay xở nhân sự ở Đội tuyển Việt Nam khi có nhiều ca chấn thương xuất hiện.

Tăng hay giảm axit uric cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh gout

Hương Giang (Theo Healthline) |

Khi có quá nhiều axit uric trong máu, nó có thể tạo ra các tinh thể urate, và những tinh thể này có thể lắng đọng trong các mô xung quanh khớp, gây nên triệu chứng đau và viêm khớp đặc trưng của bệnh gout.

Thay đổi thói quen để giảm axit uric, tránh xa bệnh gout

Phương Anh (T/H) |

Tích tụ quá nhiều axit uric trong máu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Để kiểm soát nồng độ axit uric, bạn nên hình thành một số thói quen dưới đây.

Tác động của thức ăn đến người có axit uric cao, bệnh gout

HẠ MÂY |

Theo tư vấn từ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (cơ sở 1), bệnh gout là một tình trạng viêm của khớp gây ra bởi sự tăng axit uric trong máu. Các tinh thể muối urat natri tích tụ trong khớp gây sưng, viêm và đau dữ dội. Tuy nhiên, axit uric cao, bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống.