Bài toán kiểm soát thuốc lá thế hệ mới: Chậm thực thi

Minh Cường |

Từ năm 2017, nhiều hội thảo đã được tổ chức nhằm lấy ý kiến về hướng kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhưng đến nay đã gần 4 năm vẫn chưa triển khai thực tiễn, trong khi nạn buôn lậu các sản phẩm này ngày càng diễn biến phức tạp.

Buôn lậu thuốc lá - Thiếu chế tài kiểm soát

Bao giờ nút thắt trong công tác xử lý buôn lậu “thuốc lá công nghệ” này mới được chính thức tháo gỡ, trong khi nhiều năm nay nạn buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng chỉ tăng không giảm, kể cả khi dịch bệnh đang hoành hành.

Trong lần trả lời báo chí gần đây nhất, đại diện Bộ Công thương cho biết đã tổ chức rất nhiều cuộc họp với đại diện Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính,… để thống nhất việc đề xuất xây dựng chính sách quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Về cơ bản, đại diện các Bộ đều nhất trí về sự cần thiết của việc xây dựng để ban hành khung chính sách nhằm quản lý các sản phẩm này. Được biết, tháng 11 năm ngoái, tại Tọa đàm về Khung pháp lý cho thuốc lá thế hệ mới được tổ chức tại Hà Nội, đại diện các bộ ban ngành cũng đã thống nhất cần sớm có khung hành lang pháp lý phù hợp để quản lý thuốc lá thế hệ mới, nhất là trong bối cảnh nạn buôn lậu các sản phẩm này ngày càng diễn biến phức tạp.

Cụ thể, đại diện Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính thuộc Bộ Tư Pháp cho rằng trường hợp loại thuốc lá thế hệ mới nào có đủ các đặc tính và được coi là thuốc lá theo định nghĩa của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá thì nhất thiết phải rà soát các quy định của Luật và các văn bản có liên quan. Đại diện Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương cũng nhận định pháp luật cần điều chỉnh theo kịp các hiện tượng nên cần có một khung pháp lý phù hợp cho mặt hàng này để cơ quan chức năng không lúng túng trong việc thu giữ và xử lý các sản phẩm nhập lậu.

Nhà nước thất thu ngân sách, lại thêm tốn kém chi phí tiêu huỷ hàng vi phạm. Ảnh:
Nhà nước thất thu ngân sách, lại thêm tốn kém chi phí tiêu huỷ hàng vi phạm.

Đại diện Bộ Công thương cũng nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới phải đảm bảo chặt chẽ và phù hợp với quy định của pháp luật; chiến lược Quốc gia về giảm thiểu tác hại của thuốc lá; đảm bảo an toàn sức khoẻ người sử dụng; dung hoà quyền lợi của các chủ thể liên quan gồm có Nhà nước, người tiêu dùng, nhà sản xuất thuốc lá và nông dân trồng cây thuốc lá, đồng thời cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong khi đó, đại diện Bộ Y tế cũng đã đưa ra ý kiến rằng cần đánh giá toàn diện tác động sức khỏe, kinh tế xã hội của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới trước khi đề xuất chính sách và các biện pháp quản lý. Buôn lậu thuốc lá thế hệ mới: Thiếu chế tài mạnh, dễ mất kiểm soát

Khung pháp lý cần sớm ban hành

Đại diện Hiệp hội Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam chia sẻ, Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới, đứng thứ ba ASEAN, nên buôn lậu thuốc lá là một hoạt động siêu lợi nhuận.

Trong năm 2020, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý các vụ việc về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá điếu, cigar, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng với số vụ kiểm tra là 3.422 vụ, số vụ xử lý là 2.662 vụ, tịch thu, xử lý 181.898 đơn vị gồm máy vape, thiết bị hút, điếu hút, chai tinh dầu,…

Dựa trên quy mô những vụ bắt giữ thuốc lá thế hệ mới nhập lậu vừa qua, có thể ước tính lợi nhuận từ một số lô hàng có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Trong khi đó, tất cả các vụ vi phạm đều chỉ áp dụng xử phạt hành chính và tịch thu tiêu hủy sản phẩm với lí do hàng không có hóa đơn chứng từ.

Mức phạt hành chính theo đó chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trên thị trường hiện nay được đưa về Việt Nam qua đường nhập khẩu phi thương mại, không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, xuất hiện một số điểm bán hàng công khai trên thị trường, cá biệt, có một số điểm bán gần khu vực trường học, nhắm vào đối tượng khách hàng là trẻ em, học sinh, thanh thiếu niên. Hiệp hội Người tiêu dùng cho rằng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và góp phần giải quyết tình trạng buôn lậu thuốc lá nói chung trong đó có thuốc lá thế hệ mới cần có chính sách mạnh tay hơn đối với hành vi buôn lậu thuốc lá; tăng chế tài xử phạt để tăng mức răn đe,...

Có thể thấy, nếu ngày nào khung hành lang pháp lý chính thức còn chưa được ban hành và áp dụng, thì ngày đó các vấn nạn do thuốc lá thế hệ mới nhập lậu gây ra như ngân sách nhà nước thất thu, sức khoẻ cộng đồng bị đe doạ, khó khăn của cơ quan quản lý sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Minh Cường
TIN LIÊN QUAN

Quản lý thuốc lá làm nóng thế nào để ngăn giới trẻ tiếp cận

Minh Linh |

Theo định nghĩa của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012, thuốc lá làm nóng là “dạng khác” của thuốc lá, nên sản phẩm này cần phải chịu sự quản lý dưới luật. Tuy nhiên, việc quản lý phải hiệu quả trong việc ngăn chặn giới trẻ tiếp cận sản phẩm, bên cạnh các vấn đề liên quan tới lợi ích kinh tế của quốc gia và giảm gánh nặng quản lý cho các cơ quan chức năng.

Các nước làm gì để ngăn giới trẻ tiếp cận với thuốc lá không khói?

Minh Luân |

Trong chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,… nỗ lực ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp cận các sản phẩm này luôn được đặt lên hàng đầu.

Thuốc lá không khói: Dùng luật nào để quản lý?

Trung Đức |

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá Việt Nam năm 2012 ra đời đã góp phần quan trọng trong chiến lược kiểm soát tác hại của khói thuốc lá đối với cộng đồng. Trước diễn biến mới của thị trường với sự xuất hiện của thuốc lá không khói, việc rà soát lại các quy định để hiểu đúng và đủ từ góc độ luật pháp là một điều cần thiết.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quản lý thuốc lá làm nóng thế nào để ngăn giới trẻ tiếp cận

Minh Linh |

Theo định nghĩa của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012, thuốc lá làm nóng là “dạng khác” của thuốc lá, nên sản phẩm này cần phải chịu sự quản lý dưới luật. Tuy nhiên, việc quản lý phải hiệu quả trong việc ngăn chặn giới trẻ tiếp cận sản phẩm, bên cạnh các vấn đề liên quan tới lợi ích kinh tế của quốc gia và giảm gánh nặng quản lý cho các cơ quan chức năng.

Các nước làm gì để ngăn giới trẻ tiếp cận với thuốc lá không khói?

Minh Luân |

Trong chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,… nỗ lực ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp cận các sản phẩm này luôn được đặt lên hàng đầu.

Thuốc lá không khói: Dùng luật nào để quản lý?

Trung Đức |

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá Việt Nam năm 2012 ra đời đã góp phần quan trọng trong chiến lược kiểm soát tác hại của khói thuốc lá đối với cộng đồng. Trước diễn biến mới của thị trường với sự xuất hiện của thuốc lá không khói, việc rà soát lại các quy định để hiểu đúng và đủ từ góc độ luật pháp là một điều cần thiết.