Bạch cập - dược liệu có tác dụng cầm máu, dùng khi ho, nôn ra máu, bị thương

Thùy Linh |

Chất nhầy trong dược liệu Bạch cập có khả năng tạo thành lớp màng láng lỗ thủng dạ dày, kết hợp với tác dụng sinh cơ và kháng khuẩn giúp cho dạ dày nhanh hồi phục.

Theo cuốn sách "Một số cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác" của Dự án phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã (tháng 2.2021), do ThS-BS Nguyễn Đình Thục - Tổng Thư ký Hội Đông y Việt Nam - giới thiệu, thì Bạch cập là 1 trong số 23 cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác.

Bạch cập có tên gọi khác: Liên cập thảo.

Tên khoa học: Blettila striata (Thunb.) Reichb. f.

Họ thực vật: Phong lan - Orchidaceae. Đặc điểm hình thái: Thuộc loại Lan địa sinh. Cây thảo, sống nhiều năm, cao 30- 40 cm.

Thân rễ dạng thân bọng (pseudobulb) hình cầu dẹt, đường kính 2 - 2,5 cm; thường phân 2 nhánh ngang mập, các nhánh này sau cũng mọc lên thân mang lá. Lá 3 - 5, có bẹ tạo thành thân giả; phiến lá hình thuôn, nhọn hai đầu, dài 12 - 22 cm, rộng 2 - 3 cm, nhiều gân dọc.

Cụm hoa chùm, mọc ở ngọn, 3 - 6 hoa màu hồng tím; lá bắc sớm rụng; bao hoa gồm 6 mảnh của lá đài và cánh hoa, cánh môi dài 2,5 cm, thùy giữa hình lòng máng, màu tím đậm, mép uốn nếp. Nhị có bao phấn hình tròn; bầu hình thuôn. Quả nang. Hạt nhiều, nhỏ.

Mùa hoa quả: Hoa tháng 5 - 7; Quả tháng 6 - 10.

Mùa thu hái và cách thu hái: Vào mùa thu (tháng 9-10), khi cây bắt đầu vàng úa và quả già. Đào lấy cả củ, cắt bỏ phần thân và rễ; rửa sạch; ngâm nước sôi 3 - 4 phút, sau đổ ra, để nguội đem phơi hay sấy khô.

Phân bố và sinh thái: Rải rác ở một số địa phương thuộc vùng núi, có độ cao 800 - 1,500 m: Sa Pa (Lào Cai); Bắc Yên (Sơn La); Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái); Mẫu Sơn (Lạng Sơn)... Trên thế giới có ở Trung Quốc, Nhật Bản.

Bạch cập là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc lẫn với các loại cây cỏ thấp ở ven đồi, trảng cây bụi nhỏ trên đất sau nương rẫy. Ra hoa quả hàng năm.

Phần trên mặt đất (thân mang lá) lụi hàng năm vào mùa đông và mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau. Trồng được bằng hạt và củ con.

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) khô, đã chế biến (Rhizoma Bletillae).

Thành phần hóa học: Vị thuốc Bạch cập chứa chủ yếu tinh bột, tinh dầu và chất nhầy. Chất nhầy là polysacharid có tên gọi là bletilamanan (gồm manosa và glucosa với tỉ lệ 4:1); batatasin và 3-0-methylbatatasin, ngoài ra còn có biphenanthren có tác dụng kháng khuẩn.

Người ta cho rằng, chất nhầy có khả năng tạo thành lớp màng láng được lỗ thủng dạ dày, kết hợp với tác dụng sinh cơ và kháng khuẩn giúp cho dạ dày nhanh hồi phục.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, chấn thương chảy máu, da nứt nẻ, nhọt độc viêm tấy.

Tính vị, quy kinh: Khổ, cam, sáp, vi hàn. Vào kinh Phế, Vị.

Tác dụng: Thu liễm chỉ huyết, sinh cơ tiêu sưng. Liều lượng, cách dùng: 6 - 15 g/ngày, dạng sắc hoặc bột; uống hoặc dùng ngoài.

Không dùng cho người Phế vị thực hỏa;

Bạch cập kị Ô đầu, Phụ tử, Thiên hùng.

Tác dụng cầm máu của Bạch cập thông qua cơ chế ức chế kết tập tiểu cầu.

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam - khuyến cáo, người dân khi muốn sử dụng các loại dược liệu, thuốc nam, thuốc đông y để chữa bệnh thì cần phải nhớ rằng, thuốc đông y cũng giống như thuốc tây y, đều phải do thầy thuốc khám bệnh, chẩn đoán, chỉ định, kê đơn phù hợp với loại bệnh.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Cây cam thảo đất - dược liệu có tác dụng ức chế chất thúc đẩy khối u

Hương Giang |

Cam thảo đất là dược liệu có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng sốt rét, hạ đường huyết, ức chế chất thúc đẩy khối u TPA, gây độc 6 dòng tế bào ung thư dạ dày...

Cây mò trắng - dược liệu có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan

Thùy Linh |

Cây mò trắng - dược liệu có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, hạ huyết áp, bảo vệ gan, hạ đường huyết và natri máu, bảo vệ thần kinh.

Một loại cỏ dại khó diệt trừ lại là vị thuốc quý

Thùy Linh |

Cỏ tranh có tên gọi khác là Cỏ tranh săng, Nhả cà, Bạch mao căn... Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. Đây là một trong số các vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Người Nga ồ ạt bán USD và euro

Khánh Minh |

Gần nửa tỉ USD và euro đã được chuyển đổi thành đồng rúp Nga trong tháng 7.

Một xã của thị xã Sơn Tây có thể được lên thành phố

Lam Duy |

Trong trường hợp kế hoạch xây dựng thành phố phía Tây Hà Nội được thông qua, một phần xã Cổ Đông của thị xã Sơn Tây (Hà Nội) có thể sẽ được lên thành phố.

Bắt tạm giam Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, chiều 13.8, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt tạm giam ông Đinh Xuân Hướng, Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

Về Nam Định thăm ngôi chùa tháp 700 tuổi bằng gạch cao nhất Việt Nam

Lương Hà |

Chùa Phổ Minh tọa lạc ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP. Nam Định có tháp Phổ Minh - công trình kiến trúc cổ độc đáo lớn nhất, nguyên vẹn nhất ở Việt Nam.

Cây cam thảo đất - dược liệu có tác dụng ức chế chất thúc đẩy khối u

Hương Giang |

Cam thảo đất là dược liệu có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng sốt rét, hạ đường huyết, ức chế chất thúc đẩy khối u TPA, gây độc 6 dòng tế bào ung thư dạ dày...

Cây mò trắng - dược liệu có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan

Thùy Linh |

Cây mò trắng - dược liệu có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, hạ huyết áp, bảo vệ gan, hạ đường huyết và natri máu, bảo vệ thần kinh.

Một loại cỏ dại khó diệt trừ lại là vị thuốc quý

Thùy Linh |

Cỏ tranh có tên gọi khác là Cỏ tranh săng, Nhả cà, Bạch mao căn... Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. Đây là một trong số các vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác.