Bác sĩ "vạch mặt" những thói quen ăn uống sai lầm "làm hại" người Việt

Thảo Anh |

Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), trong 10 hiện trạng mang tính căn nguyên dẫn đến sự xuống dốc về sức khoẻ, có tới 3 nhóm nguyên nhân liên quan đến thói quen ăn uống.

Bác sĩ Trần Quốc Khánh đã có những chia sẻ về “10 hiện trạng mang tính căn nguyên” góp phần gây nên những vấn đề sức khoẻ hiện nay.

Theo đó bên cạnh nhóm nguyên nhân liên quan đến việc lười vận động, không khám sức khoẻ định kì..., bác sĩ Khánh đã "vạch mặt" có tới 3 nhóm nguyên nhân liên quan đến thói quen ăn uống.

Quá dễ dãi trong ăn uống

Nhiều người xem tiết canh là món khoái khẩu mặc cho món ăn này có nhiều nguy cơ về sức khoẻ. Ảnh: khoahoc.tv.
Nhiều người xem tiết canh là món khoái khẩu mặc cho món ăn này có nhiều nguy cơ về sức khoẻ. Ảnh: khoahoc.tv.

Theo bác sĩ Khánh, ai cũng biết rằng, rất nhiều bệnh tật từ miệng mà ra. Tuy vậy, rất nhiều người đang chỉ biết rằng "thích là được, ngon miệng là ok”. Chính lối suy nghĩ đó sẽ “bắt” những người ấy phải trả giá bằng sức khoẻ.

Trà đá, nhân trần vỉa hè, tương ớt, xì dầu không rõ nguồn gốc, quẩy, hành phi ở quán, lẩu vỉa hè, rượu cuốc lủi, lạp xưởng, sườn & thịt xiên nướng, chân gà tẩm ướp nướng, tiết canh, các loại gỏi.....

Đó chính là nguyên nhân gây ngộ độc, tiêu chảy, suy gan thận cấp tính, sán lá gan (thậm chí sán trong não, sán trong cột sống), ung thư đường tiêu hoá, ung thư gan.

Vậy nên, chỉ dùng những gia vị thiên nhiên như ớt tươi, tỏi, chanh, dấm, tiêu nguyên hạt, các loại rau thơm tươi.. trong bữa ăn hằng ngày. Những gia vị khác nếu tự làm hoặc biết rõ nguồn gốc, hãy sử dụng.

Ăn uống quá nhiều

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong ngày, bác sĩ Khánh khuyên mọi người tập trung vào bữa sáng thật chu đáo và đủ đầy, vì đó là nguồn năng lượng chính cho cả một ngày dài bận rộn. Bữa trưa ăn nhẹ, bữa tối thì rất hạn chế.

Theo bác sĩ Khánh, khi mang một dạ dày đầy thức ăn lên giường ngủ sẽ làm tồi tệ hệ tiêu hoá.

Ngoài việc ăn uống quá nhiều, nhiều người còn có một số “sai lầm” trong ăn uống đi kèm như ăn sáng thì ít mà ăn tối nhậu đêm quá nhiều; sử dụng nhiều nước ngọt đóng chai để “chiều phỉnh” con trẻ thay vì nước lọc,...

Những sai lệch trong quan niệm ăn uống đó về lâu dài sẽ làm chúng ta loét dạ dày, phệ bụng, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ và cả tăng mỡ máu, rối loạn chuyển hoá, goute, trẻ em béo phì…

Nghiện bia rượu mà không hề hay biết

 
Người Việt tiêu thụ hết 4 tỷ lít bia một năm và đây chính là nguyên nhân gây ra hệ luỵ sức khoẻ. Ảnh: Health.

Bác sĩ Khánh chỉ ra thực trạng, nhiều người "thèm muốn" ngồi tụ tập bạn bè mỗi ngày và lấy cớ để nhậu.

"Thêm nữa, đó là “tệ nạn” hút thuốc lá. Hình ảnh quen thuộc hiện nay, khi rượu vào, thuốc lá sẽ phì phèo, vậy là ta “đẳng cấp” - bác sĩ Khánh ngao ngán.

Thực tế, tác hại của thuốc lá tăng lên rất nhiều lần khi dùng cùng rượu, bia.

"Với thể hình thấp bé, ăn uống vô tổ chức, không tập thể dục… thanh niên chúng ta chỉ còn là nô lệ cho bia rượu mà thôi. Nhiều thanh niên mới 30-35 tuổi nhưng khi gặp bác sĩ không thể nhận ra. Hàm răng vàng do khói thuốc, mái tóc xơ cứng, da nhăn lưng gù cơ nhão, thần thái sức sống không còn… Tất cả cùng vì ăn nhậu phá sức, sống quá dễ dãi với bản thân mình, anh chị ạ. Nhìn vào đó, chúng ta mong đợi điều gì tốt đẹp ở tương lai?" - bác sĩ Khánh khuyến cáo.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Bất đồng việc bổ sung vi chất, bao giờ mới có quy chuẩn sữa học đường?

Anh Tú |

Phát ngôn của Bộ Y tế sáng 15.8 xung quanh vấn đề hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đang tiếp tục gây tranh cãi.

Bác sĩ "mách" 6 thói quen nhỏ không ngờ tránh bệnh mà nhiều người mắc

Bác sĩ Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Việt Đức |

Gần như trong các gia đình đều có thành viên bị nhóm bệnh lý về xương khớp. Thế nhưng chỉ cần duy trì thói quen "nhỏ có võ" này là có thể đẩy lùi bệnh lý trên. Báo Lao Động xin giới thiệu đến độc giả trích dẫn bài viết về những thói quen dự phòng bệnh lý xương khớp của bác sĩ Trần Quốc Khánh, khoa Phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Việt Đức).

Người có bệnh gì nên kiêng ăn cam để không nguy hiểm cho sức khỏe?

Thảo Anh (Dịch theo Livescience) |

Mặc dù được xem là "thần dược" của làn da, thể hình, hệ miễn dịch cơ thể song cam lại là "kẻ thù" của những người có bệnh trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc đang dùng thuốc kháng sinh.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Bất đồng việc bổ sung vi chất, bao giờ mới có quy chuẩn sữa học đường?

Anh Tú |

Phát ngôn của Bộ Y tế sáng 15.8 xung quanh vấn đề hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đang tiếp tục gây tranh cãi.

Bác sĩ "mách" 6 thói quen nhỏ không ngờ tránh bệnh mà nhiều người mắc

Bác sĩ Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Việt Đức |

Gần như trong các gia đình đều có thành viên bị nhóm bệnh lý về xương khớp. Thế nhưng chỉ cần duy trì thói quen "nhỏ có võ" này là có thể đẩy lùi bệnh lý trên. Báo Lao Động xin giới thiệu đến độc giả trích dẫn bài viết về những thói quen dự phòng bệnh lý xương khớp của bác sĩ Trần Quốc Khánh, khoa Phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Việt Đức).

Người có bệnh gì nên kiêng ăn cam để không nguy hiểm cho sức khỏe?

Thảo Anh (Dịch theo Livescience) |

Mặc dù được xem là "thần dược" của làn da, thể hình, hệ miễn dịch cơ thể song cam lại là "kẻ thù" của những người có bệnh trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc đang dùng thuốc kháng sinh.