Bác sĩ lo lắng về trào lưu bài trừ vaccine của các “mẹ bỉm sữa”

Khương Quỳnh |

Gần đây trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều fanpage antivaccine với các nội dung phản bác tác dụng của vaccine, thậm chí là nêu lên những tác hại, mặt trái của vaccine và ủng hộ các “mẹ bỉm sữa” không tiêm vaccine cho con. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã lên tiếng trước trào lưu này.

Xuất hiện phong trào bài trừ tiêm vaccine 

Khi phong trào bài trừ tiêm vaccine xuất hiện, có khá nhiều bố mẹ tích cực trong phong trào này, đưa ra nhiều bằng chứng từ các nguồn khác nhau, những trường hợp tiêm vaccine bị biến chứng hay vẫn mắc bệnh, chứa chất độc, làm trẻ bị tự kỉ… khiến các bố mẹ hoang mang.

Điển hình như nickname Diệu Liên đăng trên fanpage “Vacxin – nên hay không”: “Bé Cà nhà mình đến nay đã 2 tuổi và không tiêm bất kì vaccine nào và trộm vía rất khỏe mạnh. Anh Cà thì tiêm không thiếu mũi nào mà bệnh triền miên. Sau 2 tuổi mình ngưng tiêm anh Cà thì khỏe mạnh đến giờ và cả hai bé không đụng đến bất kỳ một viên thuốc tây nào. Liên quan nhóm lợi ích là mình sẽ không theo: sữa công thức, sữa con 4 chân, vaccine, thức ăn công nghiệp, hệ thống y tế trừ cấp cứu mổ xẻ, ngay cả giáo dục. Mình hơi cực đoan do mình hiểu quá rõ. Báo chí định hướng dư luận. Bác sĩ bị định hướng kiến thức theo hội thảo nhóm lợi ích tổ chức. Các mẹ nên tìm hiểu kỹ tác hại của vaccine và tự quyết sinh mạng của con mình”.

Bên cạnh đó, thậm chí có phụ huynh dịch hẳn một cuốn sách từ nước ngoài “tiêm chủng, đằng sau sự huyền bí” để đưa lên mạng nhằm tuyên truyền “giải phóng vaccine”.

Không tiêm vaccine vẫn khỏe mạnh là do may mắn

Ngày 6.7, bác sĩ CKII Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm  - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 - đã lên tiếng khi trào lưu antivaccine đang rầm rộ. BS Khanh cho rằng, trào lưu bài trừ vaccine vốn đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, ở những nước phát triển, vấn đề antivaccine nhanh chóng được nhà nước điều chỉnh. Thậm chí có nước đặt ra luật, con không chích ngừa không được đi học. Ở Mỹ, trẻ muốn nhập học cần đưa sổ chích ngừa ra, nếu chưa chích mũi nào bắt buộc phải chích để tránh gây bệnh cho cộng đồng.

 "Hiện tượng antivaccine chỉ tồn tại và nổi lên khi hết dịch bệnh. Nếu dịch đang trong thời kỳ rầm rộ thì các nhóm antivaccine không bao giờ hoạt động được”. BS Khanh dẫn chứng, điển hình như bài học dịch bệnh sởi năm 2014 khiến hàng chục trẻ tử vong. Đó là hậu quả của trào lưu bài trừ vaccine sởi của chương trình tiêm chủng mở rộng trước đó. Nguyên nhân chỉ vì vài ca tai biến mà hàng loạt phụ huynh không tiêm vaccine cho con. Đến khi mùa dịch xảy ra, hậu quả thấy rõ, người ta mới vội vã đưa con đi tiêm ngừa. Những năm sau đó, khi tỷ lệ tiêm ngừa bao phủ, dịch bệnh được khống chế.

BS Khanh khẳng định tất cả các nước trên thế giới đều có chương trình tiêm chủng mở rộng, đưa những loại vaccine thiết yếu nhất vào lịch tiêm ngừa. Người dân được tiêm miễn phí. Tuy nhiên, miễn phí ở đây là do nhà nước bỏ tiền ra lo cho dân để phòng dịch thay vì viễn cảnh phải bỏ cả núi tiền ra để đối phó với dịch bệnh trong tương lai.  Với mỗi loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhà nước đã tốn khoảng 1.000 tỷ đồng để duy trì cho người dân tiêm miễn phí”.

Em bé bị viêm não Nhật Bản biến chứng thần kinh nặng do không được tiêm vaccine tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (ảnh K.Q)

Về việc một số mẹ bỉm sữa nói rằng, con họ không tiêm vaccine nhưng vẫn khỏe mạnh, BS Khanh khẳng định, đó là do may mắn. Bởi em bé đó được sống, được bao bọc trong một cộng đồng có tỷ lệ tiêm ngừa cao. Tuy nhiên, sự may mắn sẽ hết nếu em bé đó đi qua một vùng có độ phủ vaccine thấp, khả năng mắc bệnh rất cao. Vaccine mang tính cộng đồng, dân tộc là vì vậy. Ví như ở nước ta, sự vận động người dân tiêm ngừa vaccine viêm gan B cho trẻ phải kéo dài ít nhất 20 năm mới có thể đạt độ bao phủ tiêm ngừa trong cộng đồng, với mục đích đẩy lùi bệnh nguy hiểm này. Ở nước phát triển, việc tiêm ngừa vaccine viêm gan B được trú trọng từ lâu nên tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 5-6% dân số. Trong khi đó ở Việt Nam là 15-16%.

“Tôi làm bác sĩ nhiễm gần 30 năm và vẫn thường nghe các câu hỏi khá “nhột” của bác sĩ nước ngoài như: “Việt Nam còn ho gà hả, còn bạch hầu hả?” “Viêm não ở mấy đứa nhỏ này do cái gì?”… Ở nước ngoài, đó là những bệnh đã thanh toán được từ lâu nhờ đưa vaccine phòng các bệnh này vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Câu trả lời cho những câu hỏi này để đánh giá sức khỏe của một dân tộc. Bởi vaccine mang tính cộng đồng, nên những người hùa theo trào lưu antivaccine có chủ đích không chỉ là có tội với con của họ mà có tội với cả cộng đồng, với dân tộc. Hậu quả phải trả giá có khi là sinh mạng của hàng trăm đứa trẻ” - BS Khanh bộc bạch.

Theo bác sĩ Khanh, tại khoa Nhiễm  - Thần kinh, hơn 80% trẻ mắc bệnh là do chưa chích ngừa, không chích ngừa hoặc phụ huynh không biết có vaccine ngừa bệnh. Đã có những em bé phải chịu di chứng nặng nề về thần kinh, sống đời sống thực vật vì cha mẹ cố tình không tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho con.

Khương Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Cảnh giác với những dấu hiệu của ung thư tuyến tụy

D.Nhung |

Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì phải đi khám ngay, bởi nó có thể cảnh báo cơ thể bạn bị ung thư tuyến tụy.

Những nguy hại sức khỏe khi sử dụng nha đam quá nhiều

D.Nhung |

Nha đam có nhiều công dụng trong việc làm đẹp da cũng như chữa bệnh, tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa những ảnh hưởng khi sử dụng quá thường xuyên.

Dỗ trẻ bằng điện thoại thông minh: Mối nguy khôn lường

Thanh Đạt |

Không thể phủ nhận ngày nay, chiếc điện thoại đang dần trở thành vật dụng thiết yếu của cuộc sống. Chúng thân quen đến độ những chiếc điện thoại dần trở thành công cụ dỗ trẻ của những ông bố, bà mẹ bận bịu. Tuy vậy, tác hại của điện thoại tới trẻ là rất nguy hiểm mà không phải ai cũng chú ý tới.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Cảnh giác với những dấu hiệu của ung thư tuyến tụy

D.Nhung |

Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì phải đi khám ngay, bởi nó có thể cảnh báo cơ thể bạn bị ung thư tuyến tụy.

Những nguy hại sức khỏe khi sử dụng nha đam quá nhiều

D.Nhung |

Nha đam có nhiều công dụng trong việc làm đẹp da cũng như chữa bệnh, tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa những ảnh hưởng khi sử dụng quá thường xuyên.

Dỗ trẻ bằng điện thoại thông minh: Mối nguy khôn lường

Thanh Đạt |

Không thể phủ nhận ngày nay, chiếc điện thoại đang dần trở thành vật dụng thiết yếu của cuộc sống. Chúng thân quen đến độ những chiếc điện thoại dần trở thành công cụ dỗ trẻ của những ông bố, bà mẹ bận bịu. Tuy vậy, tác hại của điện thoại tới trẻ là rất nguy hiểm mà không phải ai cũng chú ý tới.