Bác sĩ giúp nhận biết các dấu hiệu ở trẻ bị đau bụng và nôn cấp tính

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà- Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương |

Biểu hiện đau bụng ở trẻ em khác nhau theo nguyên nhân gây bệnh và lứa tuổi của trẻ. Trẻ chưa biết nói thường sẽ biểu hiện bằng triệu chứng quấy khóc liên tục với vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. 

Những trẻ lớn hơn có thể sẽ nói với cha mẹ về tình trạng đau bụng, xác định được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.

Trẻ thường đau bụng vùng quanh rốn hoặc giữa bụng với cơn đau thoáng qua. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải, đau bụng lan xuống vùng bẹn kèm theo đi tiểu khó, cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.

Nôn là một trong những triệu chứng đi kèm thường gặp. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu nôn kéo dài trên 24 giờ hoặc trẻ nôn liên tục, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.

Tiêu chảy thường xuất hiện đồng thời hoặc sau nôn, đau bụng. Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi đau bụng đã hết. Trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế nếu trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày, phân nhày máu hoặc có biểu hiện mất nước.

Khi trẻ có các biểu hiện nặng, trẻ cần được đi khám tại các cơ sở y tế. Tại đây bác sĩ sẽ cần làm một số xét nghiệm như công thức máu, xét nghiệm phân, siêu âm, chụp Xquang bụng để xác định chính xác nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà hướng xử trí sẽ khác nhau. Trẻ có thể sẽ được dùng thuốc, tiếp tục theo dõi hay nhanh chóng phẫu thuật.

Không loại trừ khả năng liên quan COVID-19

Với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, cha mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn. Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy 30- 40% trẻ em nhiễm COVID-19 có biểu hiện triệu chứng tiêu hoá như nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Sau nhiễm COVID-19 4-6 tuần khoảng 10% trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn. Khi có biểu hiện này trẻ cần được đi khám vì trẻ có thể bị viêm ruột thừa, lồng ruột, viêm tuỵ cấp, tràn dịch ổ bụng.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là tình trạng các cơ quan trong cơ thể khác nhau (trên 2 cơ quan) có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa.

Khi trẻ xuất hiện những tình trạng như sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc,… thì cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế để biết có mắc hậu COVID-19 hay hội chứng viêm đa hệ thống hay không.

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà- Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương
TIN LIÊN QUAN

Các bậc cha mẹ lo "sốt vó" vì nhiều trẻ em phải đi khám vì nôn và đau bụng

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà- Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương |

Thời gian gần đây có thông tin được các bậc phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội về nhiều trẻ em bị nôn, đau bụng, đi ngoài... Nhiều người lo ngại liệu có phải nguyên nhân do hậu COVID-19 hay không? Hoặc có thể xảy ra một dịch bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em?

Đau bụng khi mang thai và cách xử trí

NHƯ Ý (THEO BOLDSKY) |

Những cơn đau bụng khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường cũng có thể tín hiệu cảnh báo những nguy cơ khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong suốt 40 tuần của thai kỳ, người mẹ có thể gặp phải những cơn đau bụng khác nhau với nhiều nguyên nhân.

Nghĩ đau bụng vì hậu COVID-19, bệnh nhân phát hiện sán hình chiếc lá ở gan

Nguyễn Ly |

TPHCM – Đa phần bệnh nhân bị sán nhập viện đều có các triệu chứng đau bụng, đau âm ỉ… thậm chí có những bệnh nhân nghĩ bị hậu COVID-19 nên không đi khám sớm.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các bậc cha mẹ lo "sốt vó" vì nhiều trẻ em phải đi khám vì nôn và đau bụng

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà- Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương |

Thời gian gần đây có thông tin được các bậc phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội về nhiều trẻ em bị nôn, đau bụng, đi ngoài... Nhiều người lo ngại liệu có phải nguyên nhân do hậu COVID-19 hay không? Hoặc có thể xảy ra một dịch bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em?

Đau bụng khi mang thai và cách xử trí

NHƯ Ý (THEO BOLDSKY) |

Những cơn đau bụng khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường cũng có thể tín hiệu cảnh báo những nguy cơ khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong suốt 40 tuần của thai kỳ, người mẹ có thể gặp phải những cơn đau bụng khác nhau với nhiều nguyên nhân.

Nghĩ đau bụng vì hậu COVID-19, bệnh nhân phát hiện sán hình chiếc lá ở gan

Nguyễn Ly |

TPHCM – Đa phần bệnh nhân bị sán nhập viện đều có các triệu chứng đau bụng, đau âm ỉ… thậm chí có những bệnh nhân nghĩ bị hậu COVID-19 nên không đi khám sớm.