Bác sĩ chỉ cách lựa chọn kem chống nắng chuẩn nhất khi thời tiết nắng nóng

BSCK1 Vũ Thu Trang – Trung tâm Da liễu dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Kem chống nắng là một sản phẩm dùng bên ngoài cho da hấp thụ hoặc phản xạ một số ánh nắng mặt trời tia cực tím (UV) bức xạ. Do đó sử dụng kem chống nắng đúng cách giúp bảo vệ da không bị cháy nắng và quan trọng nhất là ngăn ngừa ung thư da.

Hiện nay, sử dụng các sản phẩm kem chống nắng là một giải pháp tối ưu giúp bảo vệ da được hầu hết chị em phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ toàn bộ tác dụng mà kem chống nắng đem lại. Báo Lao Động trích đăng bài viết của BSCK1 Vũ Thu Trang – Trung tâm Da liễu dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để cung cấp thông tin giúp bạn hiểu thêm cách sử dụng và lựa chọn những sản phẩm phù hợp.

Chỉ số chống nắng SPF và PA trên sản phẩm có ý nghĩa gì?

SPF (Sun Protection Factor) là định mức đo lường khả năng chống tia UVB của một sản phẩm chứ không phải là lượng chất chống nắng nhiều hay ít. Định mức quốc tế là 1 SPF = 10 đến 15 phút nếu bạn thoa đúng độ dày 0,2 mm kem lên da.

Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20phút). SPF càng cao sẽ bảo vệ da dưới nắng được lâu hơn, tuy nhiên sự khác biệt không quá lớn. SPF30 lọc được khoảng 97%, nhưng SPF60 cũng chỉ lọc được 98% tia UVB mà thôi. Tuy nhiên tác dụng này không ổn định do bụi bậm, mồ hôi, ma sát, quần áo và nước.

PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).

Bạn nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải 2 chỉ số này càng cao thì càng tốt. SPF và PA càng cao đồng nghĩa với khả năng các chất hóa học trong sản phẩm càng gia tăng, dễ dẫn đến các vấn đề khô da, kích ứng và nhạy cảm.

Mức độ chống nắng vừa phải và an toàn thích hợp dùng hàng ngày cho da nhạy cảm và những vùng da mỏng là SPF25 đến SPF35, PA++. Khi đi biển hay ra ngoài trong những ngày trời nhiều nắng, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số bảo vệ cao hơn với SPF từ 40 đến 50, PA+++.

Phân loại kem chống nắng theo cơ thế hoạt động 

Kem chống nắng có 2 loại phổ biến hiện nay là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Mỗi loại sẽ có các thành phần, cơ chế hoạt động và những ưu nhược điểm riêng.

Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý (Sunblock) nằm trên bề mặt da, hoạt động như một chất ngăn chặn vật lý bằng cách làm chệch hướng và phân tán các tia UV ra khỏi da như những tấm gương nhỏ. Bởi vì chúng ngăn chặn tia UV ở cấp độ bề mặt, kem chống nắng vật lý bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB.

Kem chống nắng vật lý có chứa các thành phần hoạt tính titanium dioxide và zinc dioxide hoặc sự kết hợp của cả hai.

  • Ưu điểm: Bảo vệ hoàn toàn khỏi tia UVA và UVB; có hiệu lực ngay lập tức không cần phải chờ đợi; sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Nhược điểm: Cần phải thoa lại thường xuyên; có thể để lại một vết trắng trên da; nên tránh các công thức dạng xịt và dạng bột lỏng lẻo do dễ bị trôi.

Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học (Sunscreen) được hấp thụ vào da của bạn và nằm ở các lớp sâu hơn. Chúng hấp thụ tia UV và biến đổi thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da. Khi thoa kem chống nắng hóa học cần đợi khoảng 15 - 20 phút để phát huy hiệu quả rồi mới ra ngoài.

  • Ưu điểm: Cần ít sản phẩm hơn cho mỗi ứng dụng để bảo vệ; mỏng hơn và dễ tán trên da; áp dụng một cách vô hình.
  • Nhược điểm: Cho phép tiếp xúc với một số tia UVA; đòi hỏi thời gian để có hiệu quả thường bôi trước ra nắng 15-20 phút; có thể làm trầm trọng thêm mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ và chứng tăng sắc tố da.

Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Nếu bạn phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều trong ngày, thì kem chống nắng vật lý là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt nếu bạn có tình trạng da như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ hoặc da nhạy cảm.

Nếu đổ mồ hôi hoặc đi bơi, bạn sẽ cần thường xuyên thoa lại kem chống nắng thì bạn có thể cân nhắc kem chống nắng hóa học, hãy tránh thành phần oxybenzone trong kem chống nắng hóa học nếu có thể.

BSCK1 Vũ Thu Trang – Trung tâm Da liễu dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
TIN LIÊN QUAN

10 thực phẩm quen thuộc chống lại sự phát triển của tế bào ung thư

MẠNH HOẠT (THEO BOLDSKY) |

Ung thư là căn bệnh cực kì nguy hiểm. Các chuyên gia kết luận rằng căn bệnh này có thể ngăn ngừa nhờ lối sống và chế độ ăn uống khoa học. Tờ Boldsky đã chỉ ra 10 thực phẩm quen thuộc chống lại sự phát triển của tế bào ung thư bạn có thể tham khảo.

6 loại trái cây cực kỳ bổ dưỡng nên ăn khi mang thai

MẠNH HOẠT (BOLDSKY) |

Khi đang mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mẹ cần đặc biệt quan tâm. Những thực phẩm an toàn và đầy đủ dinh dưỡng là lựa chọn ưu tiên trong giai đoạn này. Boldsky gợi ý 6 loại trái cây cực kỳ bổ dưỡng nên ăn khi mang thai.

Cách sử dụng kem chống nắng để đạt được hiệu quả tốt nhất

Minh Anh (theo Healthline) |

Để kem chống nắng phát huy được tối đa tác dụng, chị em cần thực hiện những điều sau đây.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.