“Ác mộng” rượu độc

THÙY LINH |

Ngày 31.1, tại hội thảo Tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội xuân 2018, Bộ Y tế cho biết, năm 2017 với 10 vụ xảy ra trên toàn quốc, 119 người mắc, 115 người đi viện, 11 người chết do rượu độc đã khiến ngành y tế “chao đảo” trong công tác cấp cứu, chống độc, xét nghiệm tìm nguyên nhân. Rượu độc còn là cơn ác mộng với nhiều gia đình.

2017, số ca ngộ độc rượu tăng đột biến

Tại hội thảo Tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội xuân 2018 do Bộ Y tế tổ chức ngày 31.1, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, theo thống kê, đến năm 2025, sản lượng rượu của cả nước sẽ đạt khoảng 440.000 lít rượu với hàng nghìn cơ sở sản xuất rượu. Theo Bộ trưởng Y tế, việc lạm dụng rượu, bia mang đến nhiều tác hại, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông, bất lợi về an ninh trật tự.

Rượu là nguyên nhân của 31% số vụ đánh, giết nhau, 33% số vụ hiếp dâm, 18% số tai nạn giao thông và 60 loại bệnh khác nhau như gan, dạ dày, tim mạch... Đặc biệt nghiên cứu của Viện Sức khoẻ tâm thần trung ương của Việt Nam, tỉ lệ điều trị tâm thần do rượu chiếm 5-6% số bệnh nhân tâm thần và vẫn đang có xu hướng tăng. Lãnh đạo ngành y tế khẳng định rượu bia hiện là vấn đề đáng lo ngại nhất trong thời điểm Tết Nguyên đán và lễ hội sắp tới. Do đó, phòng chống tác hại rượu bia là vấn đề cấp bách. Hiện nay tỉ lệ ngộ độc rượu khoảng 1-2%/năm, nhưng tỉ lệ chết chiếm khoảng 7%/năm.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long cho biết, trong giai đoạn 2013-2017, toàn quốc ghi nhận 862 vụ ngộ độc thực phẩm làm 24.954 người mắc, 22.213 người đi viện và 130 người chết. Trong đó, ngộ độc rượu ghi nhận 28 vụ, làm 193 người mắc, 179 người đi viện và 34 người chết.

Số mắc, chết, đi viện do ngộ độc rượu có xu hướng giảm dần từ năm 2013 đến năm 2016 nhưng tăng đột biến vào năm 2017 với 10 vụ, 119 người mắc, 115 người đi viện, 11 người chết. Trong đó, số vụ ngộ độc thực phẩm do rượu nhiều nhất tại khu vực miền núi phía bắc, chiếm 35,7% số vụ, chiếm 53,4% số mắc và 44,1% số chết. Đồng bằng Bắc Bộ chiếm 25% số vụ, 22,8% số mắc và 20,6% số chết. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ đều có xảy ra ngộ độc rượu nhưng thấp hơn.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay ngộ độc do rượu trắng, rượu có hàm lượng methanol cao là 9/28 vụ, chiếm 32,1%; rượu ngâm thuốc lá chiếm 17,9%; rượu ngâm cây rừng độc là 11/28 vụ, chiếm 39,3%... Rượu có hàm lượng methanol cao gây ra 7 vụ ngộ độc, chiếm 25% tổng số vụ, làm 106 người mắc, chiếm 54,9% tổng số vụ và làm 23 người chết, chiếm 67,6% tổng số chết.

Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến nay có 40 bệnh nhân tại 12 quận/huyện ngộ độc methanol. Hiện tại, 28 bệnh nhân ổn định, 12 bệnh nhân nặng xin ra viện tử vong tại nhà. Đa số bệnh nhân uống rượu ở các địa chỉ khác nhau không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác, được bán tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Chỉ riêng từ ngày 22.2 đến 15.5.2017 trên địa bàn đã ghi nhận có 31 bệnh nhân bị ngộ độc methanol do uống rượu làm 5 bệnh nhân tử vong.

Hà Nội đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, kiểm tra 13.910 lượt cơ sở, niêm phong 118.445 lít rượu, 3.510 chai rượu các loại, 1.054 quả dừa có rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hà Nội đã cảnh cáo, xử lý 1.215 cơ sở và chuyển công an khởi tố một vụ.

Bệnh nhân ngộ độc rượu điều trị tại BV Bạch Mai.Ảnh: T.LINH
Bệnh nhân ngộ độc rượu điều trị tại BV Bạch Mai.Ảnh: T.LINH

Khởi tố 2 vụ án, phạt gần 1,5 tỉ đồng

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, thị trường Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 270 triệu lít/năm. Các loại rượu được tiêu thụ trên thị trường sản xuất từ 3 nguồn chủ yếu: Rượu được sản xuất tại nước ngoài được nhập khẩu về Việt Nam bằng đường chính ngạch, rượu sản xuất từ các doanh nghiệp có quy mô công nghiệp trong nước; rượu sản xuất từ các cơ sở hộ gia đình, làng nghề bao gồm nhiều cơ sở sản xuất nấu rượu bằng phương pháp thủ công có tính chất truyền thống, nhỏ lẻ.

Trong thời gian vừa qua, tình trạng vi phạm pháp luật về ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, nhất là rượu thủ công truyền thống diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương.

Các vụ ngộ độc rượu vẫn xảy ra với tính chất, mức độ khác nhau, trong đó có một số vụ ngộ độc rượu có tính chất đặc biệt nghiêm trọng như: Vụ ngộ độc rượu tại Ninh Thuận làm 5 người chết vào tháng 5.2013; vụ ngộ độc rượu làm 6 người chết tại Quảng Ninh tháng 12.2013; vụ ngộ độc rượu tại Lai Châu ngày 13.2.2017 khiến 10 người chết, hơn 40 người khác phải nhập viện điều trị. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, từ ngày 22.2.2017 - 15.5.2017 trên địa bàn đã ghi nhận 31 bệnh nhân ngộ độc methanol do uống rượu, 5 bệnh nhân tử vong...

Nguyên nhân của các vụ ngộ độc rượu trong thời gian qua chủ yếu là do các đối tượng pha chế cồn công nghiệp có nồng độ methanol cao nhiều lần giới hạn cho phép bán cho người tiêu dùng gây ngộ độc cấp tính; nạn nhân có tiền sử nghiện rượu hoặc mắc các bệnh lý tiêu hóa nên khi sử dụng rượu quá giới hạn gây ngộ độc, đe dọa tính mạng…

Theo ông Bùi Đức Am - đại diện Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an: Trong 3 tháng thực hiện văn bản chỉ đạo của Bộ Công an (từ 10.3.2017 - 30.6.2017), Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động phát hiện, xử lý 468 vụ - 470 đối tượng, phạt tiền 1.455.480.000 đồng, phối hợp với các lực lượng chức năng 239 vụ - 235 đối tượng; phạt tiền 676.150.000 đồng; đình chỉ hoạt động sản xuất 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, tạm gữ 66.246 lít cồn, rượu; tịch thu, tiêu hủy gồm 51.629 lít rượu; 1.586kg men rượu; 2.160 chai bia; 408 lon bia, 7.085 chai rượu không đảm bảo chất lượng; chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 2 vụ tại Hà Nội và Lai Châu, khởi tố 1 bị can.

THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Người Việt ăn thiếu rau, uống nhiều rượu bia

L.Hà |

Ngày càng nhiều người việt uống bia rượu, đặc biệt vào dịp Tết, tỷ lệ người sử dụng thức uống này tăng lên. Rượu, bia là một trong những nguyên nhân chính gây ra các hành vi thiếu chuẩn mực trong xã hội, gây ra tai nạn giao thông và nhiều bệnh khác.

Người Việt ngày càng uống nhiều bia: Doanh nghiệp càng mừng, ngành y tế càng lo

Duy Thiên |

Đúng như dự đoán hồi quý I năm 2017 của các chuyên gia ngành bia – rượu - NGK, thị trường bia Việt Nam không những cán mà còn vượt mốc tiêu thụ 4 tỉ lít bia. Khả năng phá vỡ quy hoạch tiêu thụ bia vào năm 2025 đạt 4,6 tỉ lít hoàn toàn có thể xảy ra khi 3 năm liên tiếp, tăng trưởng tiêu thụ bia tại Việt Nam luôn ở mức cao.

Xe của đoàn từ thiện chở theo nhiều rượu và thuốc lá lậu

HƯNG THƠ - ĐÌNH TIẾN |

Ngày 22.1, Biên phòng Quảng Trị cho biết, vừa bắt giữ một xe ôtô của đoàn từ thiện vận chuyển số lượng lớn hàng lậu.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Người Việt ăn thiếu rau, uống nhiều rượu bia

L.Hà |

Ngày càng nhiều người việt uống bia rượu, đặc biệt vào dịp Tết, tỷ lệ người sử dụng thức uống này tăng lên. Rượu, bia là một trong những nguyên nhân chính gây ra các hành vi thiếu chuẩn mực trong xã hội, gây ra tai nạn giao thông và nhiều bệnh khác.

Người Việt ngày càng uống nhiều bia: Doanh nghiệp càng mừng, ngành y tế càng lo

Duy Thiên |

Đúng như dự đoán hồi quý I năm 2017 của các chuyên gia ngành bia – rượu - NGK, thị trường bia Việt Nam không những cán mà còn vượt mốc tiêu thụ 4 tỉ lít bia. Khả năng phá vỡ quy hoạch tiêu thụ bia vào năm 2025 đạt 4,6 tỉ lít hoàn toàn có thể xảy ra khi 3 năm liên tiếp, tăng trưởng tiêu thụ bia tại Việt Nam luôn ở mức cao.

Xe của đoàn từ thiện chở theo nhiều rượu và thuốc lá lậu

HƯNG THƠ - ĐÌNH TIẾN |

Ngày 22.1, Biên phòng Quảng Trị cho biết, vừa bắt giữ một xe ôtô của đoàn từ thiện vận chuyển số lượng lớn hàng lậu.