9 năm 12 lần chuyển phôi, người phụ nữ hiếm muộn mới được làm mẹ

Hương Giang |

Ròng rã 9 năm chữa hiếm muộn, với 12 lần chuyển phôi, 3 lần chọc trứng, 2 lần đẻ non lúc 24 tuần, 3 lần khâu eo buồng tử cung, 1 lần mổ polyp... chị Nguyễn Thị Trang (Ninh Bình) tưởng chừng đã hết hy vọng làm mẹ.

Vượt qua nỗi đau thể xác, tinh thần

Chồng chị Trang - anh Phạm Anh Tuấn là bộ đội gần nhà, 1 tuần được về nhà 1-2 lần. Sau khi cưới nhau, chị Trang ở nhà chăm sóc mẹ chồng đã tuổi cao, sức yếu.

"Nhà chỉ có hai mẹ con, nên bà nội rất mong ngóng cháu", Trang kể. Thế nhưng, 9 năm trời ròng rã đi tìm con, chị Trang đã trải qua không biết bao nhiêu là đau đớn, có khi đến kiệt quệ cả về sức khỏe lẫn tài chính, nhưng mọi thứ dường như vô vọng.

Chị Trang mắc bệnh buồng trứng đa nang, anh chị đã có 5 lần chuyển phôi đầu tiên ở những cơ sở y tế sản khoa lớn với tất cả kỳ vọng. Thế nhưng, nỗi đau chồng chất nỗi đau khi Trang còn mắc thêm căn bệnh hở eo cổ tử cung. Hai lần mang thai đến tuần 22, cơ địa cô không thể giữ nổi con. Những can thiệp phẫu thuật khâu eo cổ tử cung để giữ thai đều thất bại.

"Năm 2020, 2021 tôi hai lần mang song thai ở tuần 22. Mất con, tôi đau đớn thể xác, sa sút tinh thần, vì COVID-19 nên không có người thân bên cạnh", chị Trang buồn tủi nhớ lại.

Rồi cơ duyên đưa đẩy Trang đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Nhìn hồ sơ đăng ký của cô, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hiền- Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội không chần chừ, quyết định tài trợ toàn bộ quá trình thụ tinh ống nghiệm cho gia đình.

Sau lần chuyển phôi ban đầu miễn phí, cô không thành công. Đến 3 lần chuyển phôi còn lại, Trang vẫn thất bại, có thời gian nằm viện tới 5 tháng, cô nghĩ mình không có khả năng có thai nữa. Bác sĩ Hiền động viên "Em cố gắng thêm 1-2 lần nữa". Trang về nghĩ đến chuyện đổi tay bác sĩ, nhưng cô hiểu, không phải do quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, mà do cơ địa không giữ được thai của mình.

Và ở lần chuyển phôi thứ 7, Trang đậu thai. Lần này, may mắn đã đến dù vẫn phải trải qua khâu eo cổ tử cung, nhưng chị đã giữ được thai đến tuần 38, hạ sinh bé gái kháu khỉnh nặng 3,1kg.

Tưởng chừng tuyệt vọng

Sự kiên cường của người phụ nữ, quyết tâm tìm con của chị Cao Thị Hằng (1983) và anh Phùng Văn Dũng (1978) ở Hà Nội cũng khiến nhiều người xúc động.

Sau khi có con đầu lòng bằng IVF, 5 năm sau, anh chị tiếp tục hành trình IVF lần 2 với mong muốn đón được thêm con yêu về nhà. Nhưng hành trình tìm con lần thứ 2, với gần 20 lần chuyển phôi đều thất bại mà không tìm ra nguyên nhân khiến anh chị tuyệt vọng.

Hai vợ chồng tưởng chừng như sẽ phải từ bỏ hành trình này nhưng đến năm 2021, vợ chồng chị Hằng chuyển ra Hà Nội sinh sống và được bạn bè giới thiệu, được bác sĩ Hiền thăm khám, động viên tâm lý, tiếp thêm niềm tin động lực trên hành trình tìm con.

Sau khi nghe tiền sử sản khoa nặng nề, chuyển phôi thất bại nhiều lần bác sĩ Hiền tư vấn anh chị chọc trứng tạo phôi, nuôi và theo dõi phôi bằng hệ thống tự động kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Timelapse.

15 gia đình may mắn được nhận gói hỗ trợ Ươm mầm với tổng giá trị 450 triệu đồng. Ảnh: BVCC
15 gia đình may mắn được nhận gói hỗ trợ Ươm mầm với tổng giá trị 450 triệu đồng. Ảnh: BVCC

Từ đó, các bác sĩ và chuyên viên phôi học nhận thấy những bất thường của một số phôi. Việc theo dõi và cập nhật liên tục, không bị gián đoạn hình ảnh phôi trong quá trình hình thành và phát triển giúp cho các chuyên viên phôi học đánh giá chính xác chất lượng phôi và lựa chọn những phôi tốt nhất để chuyển vào buồng tử cung.

Cuối cùng điều kỳ diệu đã tới ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên của chị Hằng. Hai vợ chồng chị đã rơi nước mắt khi nhìn vào tờ giấy thông báo kết quả beta có thai khi ấy. Cả quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, chị Hằng hạ sinh một bé gái vào đầu năm 2023, hiện nay bé đã hơn 1 tuổi rất kháu khỉnh và đáng yêu.

Những câu chuyện xúc động trên, được ghi lại từ lễ tổng kết “Tuần Lễ Vàng" 2024 và kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (2009 – 2024) với chủ đề: "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn”.

Xuyên suốt chặng đường 10 năm, “Tuần Lễ Vàng” của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã giúp niềm khát khao có con yêu của hàng nghìn gia đình trở thành hiện thực.

BSCKI Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc chuyên môn, Trưởng Khoa Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ: “Mong mỏi có con đối với mỗi người, mỗi gia đình là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm thấy con yêu một cách dễ dàng. Trong điều trị hiếm muộn, rào cản lớn nhất thường là vấn đề kinh tế.

Chúng tôi thực hiện chương trình “Tuần Lễ Vàng” bên cạnh mang ý nghĩa truyền niềm tin, động lực cho các gia đình mà trên hết là mong muốn mang đến những ưu đãi, hỗ trợ thiết thực trong thăm khám và điều trị hiếm muộn, rút ngắn hành trình tìm con, hiện thực hóa giấc mơ được làm cha làm mẹ”.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Người ươm những mầm xanh cho các gia đình hiếm muộn

Hương Giang |

Bác sĩ CKI Phạm Văn Hưởng – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cứ mải miết cả ngày với “núi” công việc thăm khám, chữa bệnh, tư vấn điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn thực hiện phẫu thuật, thủ thuật,… và làm công tác quản lý. Để gặp được anh, tôi phải tranh thủ lúc anh ký xong tập hồ sơ bệnh án dày bằng cả 2 gang tay.

Đề xuất bổ sung điều kiện hưởng chế độ thai sản cho các trường hợp hiếm muộn

Quế Chi |

Công đoàn Dệt May Việt Nam đề xuất bổ sung quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản cho các trường hợp hiếm muộn phải nghỉ việc không lương dài ngày để điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền đối với lao động nữ đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục trở lên.

Lương công nhân ít ỏi khiến cặp vợ chồng hiếm muộn phải trì hoãn có con

Hương Giang |

Vợ chồng chị Nguyễn Vân Anh và anh Nguyễn Văn Đức (quê Nghệ An) trải qua hành trình 5 năm mòn mỏi mong con và may mắn đã gõ cửa trước những nỗ lực kiên trì, không từ bỏ hành trình dài đầy khó khăn thử thách mang tên "hiếm muộn".

Tiềm năng lớn để phát hành thẻ tín dụng nội địa

Đức Mạnh (thực hiện) |

Hiện nay, Việt Nam có hơn 900.000 thẻ tín dụng nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - đánh giá đây là một sản phẩm tiềm năng, góp phần vào phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Trực tiếp lễ bốc thăm AFF Cup 2024

NHÓM PV |

Trực tiếp lễ bốc thăm chia bảng ASEN Cup 2024 (tiền thân là AFF Cup) diễn ra lúc 14h00 hôm nay (21.5).

Giao công an xử lý vụ ngang nhiên huỷ hoại đất rừng ở Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Liên quan đến vụ ngang nhiên hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép xảy ra tại xã Đồng Chum mà Báo Lao Động phản ánh, UBND huyện Đà Bắc đã có văn bản giao cơ quan công an xử lý nghiêm các vi phạm.

Cùng lúc thanh tra việc sử dụng đất đai tại Hà Nội, Hải Phòng

Lam Duy |

Thanh tra Chính phủ hiện đang cùng lúc tiến hành thanh tra việc sử dụng đất đai tại nhiều thành phố lớn, như Hà Nội và Hải Phòng.

Bích Tuyền và dàn cầu thủ bóng chuyền nữ Việt Nam được kì vọng tại AVC Challenge Cup 2024

MINH PHONG |

Nguyễn Thị Bích Tuyền, Trần Thị Thanh Thúy, Vi Thị Như Quỳnh hay tài năng trẻ Nguyễn Thị Trà My... được kì vọng thi đấu tỏa sáng giúp tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam bảo vệ thành công chức vô địch tại AVC Challenge Cup 2024.

Người ươm những mầm xanh cho các gia đình hiếm muộn

Hương Giang |

Bác sĩ CKI Phạm Văn Hưởng – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cứ mải miết cả ngày với “núi” công việc thăm khám, chữa bệnh, tư vấn điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn thực hiện phẫu thuật, thủ thuật,… và làm công tác quản lý. Để gặp được anh, tôi phải tranh thủ lúc anh ký xong tập hồ sơ bệnh án dày bằng cả 2 gang tay.

Đề xuất bổ sung điều kiện hưởng chế độ thai sản cho các trường hợp hiếm muộn

Quế Chi |

Công đoàn Dệt May Việt Nam đề xuất bổ sung quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản cho các trường hợp hiếm muộn phải nghỉ việc không lương dài ngày để điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền đối với lao động nữ đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục trở lên.

Lương công nhân ít ỏi khiến cặp vợ chồng hiếm muộn phải trì hoãn có con

Hương Giang |

Vợ chồng chị Nguyễn Vân Anh và anh Nguyễn Văn Đức (quê Nghệ An) trải qua hành trình 5 năm mòn mỏi mong con và may mắn đã gõ cửa trước những nỗ lực kiên trì, không từ bỏ hành trình dài đầy khó khăn thử thách mang tên "hiếm muộn".