Mất nhiệt quá mức
Cơ thể luôn tự sản sinh một lượng nhiệt để cân bằng với môi trường bên ngoài. Mặc áo len vào ban đêm làm cơ thể sản sinh nhiệt nhiều hơn, để giữ cho nhiệt độ thực tế của cơ thể bằng với nhiệt độ khi mặc áo len. Ngoài ra, mặc quần áo len vào ban đêm cũng dẫn đến tình trạng mất nước, gây ra tình trạng khô da.
Tăng dị ứng
Những người có tiền sử dị ứng da, viêm da cơ địa nên thận trọng khi mặc áo len vào ban đêm. Vì mặc áo len vào ban đêm sẽ bị các sợi len cọ xát vào da, làm bụi và vi khuẩn bám trên sợi len có điều kiện truyền sang da gây ra ngứa ngáy, mẩn đỏ, thậm chí là rôm da.
Các vấn đề về huyết áp
Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm do mặc quần áo quá kín cũng có thể khiến huyết áp bị tụt, dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt. Huyết áp tụt làm cơ thể khó chịu, dẫn đến trình trạng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ chập chờn.
Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh tim có thể cảm thấy nặng ở ngực hoặc gặp các vấn đề về hô hấp nếu mặc áo len quá chật khi ngủ.
Làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn
Quần áo len với chất liệu vải dễ bám bụi và tích tụ vi khuẩn. Do đó, nếu mặc quần áo len để ngủ sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn do tiếp xúc thường xuyên với các chất gây dị ứng. Mặc áo len khi ngủ sẽ làm cho người bệnh hen suyễn khó thở, tức ngực và trằn trọc không thể đi vào giấc ngủ sâu.
Nhiễm trùng do vi khuẩn
Mặc quần áo len vào ban đêm có khả năng bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì áo len làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến đổ mồ hôi, lượng nhiệt và ẩm này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Do đó nên cởi bỏ quần áo len, mặc thoáng mát trước khi lên giường đi ngủ.