5 loại thực phẩm tốt cho người mắc COVID-19

Ngọc Lê |

Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề mắc COVID-19, F0 cần ăn gì để tốt cho sức khoẻ. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TPHCM), ngoài việc theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cải thiện chức năng phổi của người bệnh.

Thịt gà

Khi bị mắc COVID-19, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút và cơ thể bị tiêu hao nhiều năng lượng nên việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý với những thực phẩm giàu protein là rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Thịt gà chứa nhiều protein và chất xơ, đây là hai chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cơ thể cần khi hạ sốt.

Ngoài ra, trong thịt gà còn là thực phẩm dồi dào vitamin B6, B12, các khoáng chất như selen, kẽm… sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách bình thường, từ đó ngăn được sự hoạt động của các virus gây bệnh.

Thịt gà chứa nhiều protein và chất xơ tốt cho người mắc COVID-19. Ảnh: Ngọc Lê
Thịt gà chứa nhiều protein và chất xơ tốt cho người mắc COVID-19. Ảnh: Ngọc Lê

Chính vì vậy, ăn thịt gà khi bị ho, sốt là hoàn toàn an toàn và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể để phục hồi. Cần chú ý là cách chế biến những món với ít dầu mỡ và gia vị như cháo gà, súp gà, canh gà… Đây cũng là một nguồn cung cấp chất lỏng và chất điện giải tuyệt vời, giúp cung cấp và giữ nước cho cơ thể. Chất lỏng nóng này cũng là một loại thuốc thông mũi tự nhiên giúp giảm ho và nghẹt mũi bằng cách ức chế hoạt động của bạch cầu trung tính gây ra chúng.

Tôm

Nhiều người có quan niệm khi bị ốm, bị ho tuyệt đối không nên ăn tôm vì sẽ làm bệnh lâu khỏi, ho kéo dài hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ho là do bệnh lý chứ không phải do ăn uống. Nếu nói ăn tôm gây ho là do phần vỏ và càng của tôm có thể gây ho do kích ứng niêm mạc đường hô hấp và khả năng dễ bị mắc, dính ở cổ họng, gây ngứa, ho. Thịt tôm không phải là nguyên nhân gây các cơn ho hoặc khiến cơn ho nặng thêm.

Trong 100g tôm tươi chứa khoảng 24g protein, đáp ứng 41% nhu cầu protein mỗi ngày của cơ thể. Còn 100g tôm khô chứa 75,6g protein, đáp ứng 66% nhu cầu protein mỗi ngày của cơ thể. Có thể thấy hàm lượng protein có trong tôm là khá cao.

Tôm là thực phẩm giàu chất đạm và giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Với hàm lượng protein khá cao trong tôm cho thấy đây là nguồn cung cấp protein giá trị cho sức khỏe con người, nhất là với những người mắc COVID-19 cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

Cần lưu ý về cách chế biến tôm cho người bệnh COVID-19, nên bóc sạch vỏ tôm do vỏ tôm, càng tôm, râu tôm còn sót lại không tốt đối với người mắc COVID có triệu chứng ho vì có thể bị dính, vướng ở miệng hay họng trong khi ăn. Chú ý chế biến các món ăn ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo tôm, súp tôm, bún hay bánh đa nấu tôm…

Trứng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong số các chất dinh dưỡng, protein trong đó có trứng là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất có thể giúp chống lại coronavirus, có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Trứng chứa rất nhiều axit amin và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động một cách tốt nhất.

Mỗi quả trứng chứa 7g protein xây dựng cơ bắp ngoài các vitamin cốt lõi thiết yếu như selen (22%) và vitamin A, B và K. Trứng cũng chứa một chất dinh dưỡng khác là riboflavin (vitamin B2), rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng. Ăn trứng có thể giúp chống lại nhiễm trùng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Chuối

Khi mắc COVID-19, ngoài các biểu hiện thường gặp như ho, sốt, nhiều người sẽ có cảm giác nhạt miệng, chán ăn. Lúc này, chuối là một lựa chọn hoàn hảo vì chúng dễ nhai và nuốt, lại có vị ngọt dễ chịu.

Chuối cũng rất giàu vitamin và khoáng chất như kali, mangan, magiê, vitamin C và vitamin B6. Lưu ý chuối là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều chuối mỗi ngày. Chuối có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và axit amin, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn tới thừa chất, rối loạn các vi chất trong cơ thể. Người đái tháo đường không nên ăn nhiều chuối, nhất là chuối chín vì dễ làm đường huyết tăng cao.

Dưa hấu

Dưa hấu là trái cây có giá trị dinh dưỡng với vị ngọt thanh mát, hấp dẫn. Dưa hấu chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: kali, magiê và vitamin như vitamin C, beta carotene (giúp sản xuất vitamin A), vitamin B1, B5, B6…

Người mắc COVID-19 có thể ăn dưa hấu vì đây là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Ảnh: Ngọc Lê
Người mắc COVID-19 có thể ăn dưa hấu vì đây là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Ảnh: Ngọc Lê

Người mắc COVID-19 có thể ăn đa dạng các loại trái cây tươi. Dưa hấu cũng là loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, nhiều nước và chất xơ tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt là vitamin C, A, lycopen có trong dưa hấu giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể nên người mắc COVID-19 có thể ăn được nếu không có bệnh lý đặc biệt cần áp dụng chế độ ăn riêng.

Ngọc Lê
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhân hậu COVID-19 hoang mang vì “bỗng dưng” kém sắc

Thiều Trang |

Tổn thương hậu COVID-19 không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến ngoại hình khi gây rụng tóc, nổi mụn, nổi mề đay,...

Chuyên gia chỉ chế độ ăn giúp F0 phục hồi nhanh hậu COVID-19

Minh An |

Nếu bạn bị mắc COVID-19, các chuyên gia của CDC Mỹ khuyên bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và kẽm.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19

Mai Hoa |

Giai đoạn hậu COVID, người dân cần đặc biệt chú ý tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau khi bị nhiễm COVID-19.

Phải làm gì khi phát hiện những triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Hiện nay việc điều trị tình trạng hậu COVID-19 là điều trị không đặc hiệu, có nghĩa là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng. Báo Lao Động trích đăng bài viết của PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về vấn đề này để mọi người chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ sau khi mắc bệnh.

Nga tuyên bố thắng lợi trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố chọc thủng hai tuyến phòng thủ kiên cố của Ukraina ở phía đông, trong khi Kiev thừa nhận các cuộc tấn công không ngừng của Nga gây khó khăn.

Văn Quyết và những cầu thủ bùng nổ tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Nhiều cầu thủ tại mùa giải năm nay đang chơi bùng nổ và một trong số đó là tiền đạo Nguyễn Văn Quyết.

Loạt trụ sở "ma" nhiều năm án ngữ trên đất vàng ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Không ít trụ sở nhà nước nằm trên đất vàng ở tỉnh Quảng Trị bị bỏ hoang lâu ngày, dẫn đến tình trạng xuống cấp, lãng phí nghiêm trọng và mất mỹ quan đô thị.

Bản tin công đoàn: Quy định về trợ cấp một lần với NLĐ làm ở vùng khó khăn

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Lao động ở Bình Dương khó khăn tìm việc; Thu vài chục triệu mỗi tháng từ công việc làm MC; Nghỉ việc vì lương thấp, người lao động lao đao; Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu năm thì mới được hưởng trợ cấp một lần?...

Bệnh nhân hậu COVID-19 hoang mang vì “bỗng dưng” kém sắc

Thiều Trang |

Tổn thương hậu COVID-19 không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến ngoại hình khi gây rụng tóc, nổi mụn, nổi mề đay,...

Chuyên gia chỉ chế độ ăn giúp F0 phục hồi nhanh hậu COVID-19

Minh An |

Nếu bạn bị mắc COVID-19, các chuyên gia của CDC Mỹ khuyên bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và kẽm.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19

Mai Hoa |

Giai đoạn hậu COVID, người dân cần đặc biệt chú ý tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau khi bị nhiễm COVID-19.

Phải làm gì khi phát hiện những triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Hiện nay việc điều trị tình trạng hậu COVID-19 là điều trị không đặc hiệu, có nghĩa là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng. Báo Lao Động trích đăng bài viết của PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về vấn đề này để mọi người chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ sau khi mắc bệnh.