Không tê chân
Một số phụ nữ vừa bước vào thời kỳ mãn kinh đã bị tê chân. Tê chân có nhiều nguyên nhân, phổ biến là bệnh lý thần kinh ngoại biên do tiểu đường, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thuyên tắc động mạch chi dưới, bệnh mạch máu não... Một số bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ, thậm chí ảnh hưởng đến tuổi thọ của phụ nữ.
Nếu chân có biểu hiện tê mỏi thì phải đến bệnh viện kịp thời, không được trì hoãn lặp đi lặp lại, tránh để bệnh nặng thêm.
Da chân hồng hào
Một số phụ nữ dù đã có tuổi nhưng da chân vẫn rất hồng hào, điều này chứng tỏ các mạch máu đang hoạt động tốt.
Ngược lại, nếu da chân của chị em chuyển sang màu trắng bệch hoặc thâm tím, ấn xuống khó hồi phục trong thời gian ngắn thì lúc này phải đề phòng bệnh tật.
Khi xơ vữa động mạch chi dưới xảy ra thì nguy cơ huyết khối cũng cao, một khi bị tắc hoặc huyết khối xảy ra thì màu sắc chân của người bệnh sẽ thay đổi.
Không phù chân
Một số phụ nữ bị phù nặng ở chân, dùng tay ấn xuống sẽ thấy bị lõm, loại phù này trong y học gọi là phù rỗ. Phù rỗ có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm suy dinh dưỡng, bệnh tim, gan, bệnh thận...
Nếu xuất hiện hiện tượng phù nề, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây ra chứng phù nề, không nên trì hoãn nhiều lần.
Đôi chân luôn ấm
Một số phụ nữ, bất kể mùa đông hay mùa hè, nhiệt độ ở chân đều rất thấp, chạm vào có cảm giác rất lạnh, thậm chí còn bị chuột rút, lúc này đừng lầm tưởng là do thiếu canxi. Tốt nhất nên đi khám để kiểm tra kịp thời.
Ngược lại, nếu sau khi mãn kinh, hai chân của phụ nữ vẫn rất ấm, điều này chứng tỏ chức năng mạch máu của bạn vẫn rất tốt.
Dáng đi bình thường khi đi bộ
Một số nữ giới chân tay yếu, đi được vài bước thì không thể đứng vững, phải ngồi xuống nghỉ một lúc hoặc dáng đi của họ không ổn định khi đi bộ, đây là những dấu hiệu cho thấy sức khoẻ có vấn đề.
Đi bộ đã trở thành phương pháp vận động phổ biến nhất của phụ nữ, đi bộ có thể rèn luyện thân thể, phản ánh sức khỏe của cơ thể.