3 lý do quan trọng cần ưu tiên thực thi giải pháp giảm tác hại thuốc lá

Thái Anh |

Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế do tình trạng hút thuốc lá điếu nhiều năm qua tại Việt Nam vẫn không giảm. Trong bối cảnh đó, việc cân nhắc thực thi các giải pháp bổ trợ bên cạnh chính sách cai thuốc lá là điều quan trọng. Dưới đây là 3 lý do cho thấy vì sao giải pháp này cần sớm được ưu tiên áp dụng sớm.

Việt Nam luôn đứng đầu khu vực về tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá điếu

Có đến 80% trong số hơn 1 tỉ người hút thuốc lá điếu trên trên toàn cầu thuộc các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Hầu hết những ca tử vong trong số 8 triệu ca do thuốc lá điếu gây ra hàng năm đều xảy ra ở những quốc gia này, nhưng bất chấp cảnh báo, tỉ lệ cai thuốc lá điếu lại luôn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu.

Việt Nam luôn nằm trong top các nước tiêu thụ thuốc lá hàng đầu trên thế giới.
Việt Nam luôn nằm trong top các nước tiêu thụ thuốc lá hàng đầu trên thế giới.

Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá (GATS 2015), Việt Nam nằm trong top 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Trong đó, tỉ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%. Cũng theo báo cáo này, người Việt hàng năm phải chi ra đến 31.000 tỉ đồng để tiêu thụ thuốc lá.

Tăng gánh nặng bệnh tật, tổn thất kinh tế từ thuốc lá điếu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Trong số 25 bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá điếu, có 5 bệnh phổ biến nhất, đó là ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm do 5 nhóm bệnh này là 24.000 tỉ đồng mỗi năm.

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng, thuốc lá điều còn gây tổn thất đến kinh tế, xã hội của cả nước.
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng, thuốc lá điều còn gây tổn thất đến kinh tế, xã hội của cả nước.

Giảm tác hại thuốc lá điếu: Dùng các sản phẩm thay thế

Số liệu thống kê cho thấy, đến nay tỷ lệ cai thuốc lá thành công chỉ đạt dưới 30% ở các nước phát triển, và chỉ dưới 10% ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Điều này có nghĩa sẽ vẫn có ít nhất trên 70% người chưa sẵn sàng hoặc thất bại trong việc cai thuốc.

Vì vậy theo các chuyên gia y tế, để người Việt không tiếp tục hút thuốc lá điếu, cần thực thi cả hai hướng tiếp cận đối với cả hai nhóm đối tượng, bao gồm những người đã quyết tâm cai thuốc và những người sẽ lựa chọn tiếp tục hút thuốc.

Với nhóm thứ hai, thay vì để họ tiếp tục hút thuốc lá điếu thì nên cho họ các lựa chọn khác để họ có thể sớm chuyển đổi sang những sản phẩm có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn so với thuốc lá điếu. Dù những giải pháp giảm tác hại này không bằng với việc cai thuốc lá vĩnh viễn, nhưng ít nhất cũng tốt hơn việc để họ tiếp tục hút thuốc lá điếu là sản phẩm gây hại cao nhất như hiện nay.

Nghiên cứu PATH (2013-2019) tạp chí Circulation cho thấy, việc chuyển từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm giảm tác hại khác như thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử, thuốc lá ngậm snus,… có khả năng giảm đến 34% nguy cơ mắc bệnh tim. Trong thời gian này, việc sử dụng thuốc lá thế hệ mới và sử dụng thuốc lá điếu đốt cháy được đánh giá định kỳ, cũng như việc tự báo cáo về bệnh tim, bao gồm đau tim, suy tim, hoặc đột quỵ. Đây là một phát hiện quan trọng, có ý nghĩa đối với chính sách về thuốc lá thế hệ mới ở nhiều quốc gia phát triển.

Nhiều quốc gia công nhận thuốc lá thế hệ mới có khả năng giảm tác hại so với thuốc lá điếu đốt cháy.
Nhiều quốc gia công nhận thuốc lá thế hệ mới có khả năng giảm tác hại so với thuốc lá điếu đốt cháy.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí thể thao và sức khỏe CSID (Rumani), bác sĩ Alin Popescu, chuyên về y học thể thao đã giải thích tầm quan trọng của việc có một phương pháp tiếp cận khác biệt dựa trên chiến lược giảm tác hại liên quan đến những thói quen có hại. Theo đó, bác sĩ Popescu lưu ý: “Việc chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm không khói thuốc sẽ loại bỏ khói thuốc lá (nguyên nhân chính gây ung thư và các bệnh lý do hút thuốc lá điếu) và giảm mức độ tiếp xúc của cơ thể với các chất độc hại. Việc giảm tiếp xúc này cũng có lợi trong ngắn hạn, đó là giảm mức cholesterol, hoặc giảm chứng viêm do hút thuốc và đưa chức năng phổi từ suy giảm trở lại bình thường".

Đồng lập luận này, Hiệp hội Thương mại Thuốc lá điện tử Độc lập Vương quốc Anh (IBVTA) cho biết: "Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, bao gồm các nghiên cứu dài hạn trên người sử dụng thuốc lá điện tử, hiện nay chúng tôi đã xác định, thuốc lá điện tử giảm tác hại ít nhất 95% so với thuốc lá điếu".

Trong khi đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đã cho phép kinh doanh một số sản phẩm thay thế thuốc lá điếu bao gồm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử hệ đóng (closed system) và thuốc lá ngậm snus, đồng thời khẳng định các danh mục sản phẩm này là “thích hợp để cải thiện sức khỏe cộng đồng”.

Các quốc gia tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines,.. (và sắp tới đây là Thái Lan) cũng đã đưa vào quản lý các sản phẩm thay thế thuốc lá điếu. Điều này được đánh giá là bước đi quan trọng và có ý nghĩa đối với người hút thuốc, bảo vệ quyền lợi của những người hút thuốc bằng luật pháp. Đồng thời, cũng sẽ là cơ sở để các nước trong khu vực như Việt Nam tham chiếu. Theo đó, việc tham khảo kinh nghiệm từ những quốc gia đi trước sẽ giúp cho hướng quản lý được toàn diện.

Đồng thời, cũng sẽ nâng cao tính phù hợp của việc tuyên truyền về sự khác biệt giữa những sản phẩm thuốc lá, để từ đó đưa những người đang hút thuốc lá điếu chuyển đổi san những sản phẩm có nguy cơ thấp hơn nhằm giảm gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế cho quốc gia.

Thái Anh
TIN LIÊN QUAN

Cựu viên chức WHO kêu cứu cho hàng tỉ người đang hút thuốc lá

Linh Chi |

Nhằm thực thi mục tiêu giảm mức tiêu thụ thuốc lá trên toàn cầu, cũng như giảm gánh nặng do hút thuốc lá điếu gây ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) đã đưa ra ba mục tiêu quan trọng, trong đó bao gồm giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Tuy nhiên, hướng tiếp cận giảm tác hại mà tổ chức này đặt ra hiện chưa được thực thi toàn diện.

Tiếp cận quá dễ làm giảm hiệu quả phòng chống tác hại của thuốc lá

Thùy Linh |

Sau 5 năm, tỉ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam đã giảm từ 45,3% (năm 2015) xuống 42,3% (năm 2020). Tỉ lệ hút thuốc lá thụ động tại một số địa điểm cũng giảm so với các số liệu thống kê năm 2015.

Thuốc lá gây độc cho môi trường, mỗi năm "giết" hơn 8 triệu người

Thùy Linh |

Năm nay, Ngày thế giới không thuốc lá (31.5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động có chủ đề: "Thuốc lá- mối đe dọa tới môi trường của chúng ta".

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cựu viên chức WHO kêu cứu cho hàng tỉ người đang hút thuốc lá

Linh Chi |

Nhằm thực thi mục tiêu giảm mức tiêu thụ thuốc lá trên toàn cầu, cũng như giảm gánh nặng do hút thuốc lá điếu gây ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) đã đưa ra ba mục tiêu quan trọng, trong đó bao gồm giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Tuy nhiên, hướng tiếp cận giảm tác hại mà tổ chức này đặt ra hiện chưa được thực thi toàn diện.

Tiếp cận quá dễ làm giảm hiệu quả phòng chống tác hại của thuốc lá

Thùy Linh |

Sau 5 năm, tỉ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam đã giảm từ 45,3% (năm 2015) xuống 42,3% (năm 2020). Tỉ lệ hút thuốc lá thụ động tại một số địa điểm cũng giảm so với các số liệu thống kê năm 2015.

Thuốc lá gây độc cho môi trường, mỗi năm "giết" hơn 8 triệu người

Thùy Linh |

Năm nay, Ngày thế giới không thuốc lá (31.5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động có chủ đề: "Thuốc lá- mối đe dọa tới môi trường của chúng ta".