20 nhóm bệnh lý nền cần được theo dõi, điều trị ở BV khi nhiễm COVID-19

LÂM ANH |

Theo Quyết định 4156 của Bộ Y tế ngày 28.8 về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19, có 20 nhóm các bệnh nền cần được theo dõi, điều trị tại bệnh viện khi nhiễm COVID-19.

Cụ thể, người có các bệnh nền sau, khi nhiễm COVID-19 cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện:

1. Đái tháo đường.

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.

3. Ung thư.

4. Bệnh thận mạn tính

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

6. Béo phì, thừa cân.

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).

8. Bệnh lý mạch máu não.

9. Hội chứng Down.

10. HIV/AIDS.

11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).

12. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.

13. Hen phế quản.

14. Tăng huyết áp.

15. Thiếu hụt miễn dịch.

16. Bệnh gan.

17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.

18. Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

19. Các bệnh hệ thống.

20. Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên, thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh hoặc mắc phải.

Trong Quyết định 4156 của Bộ Y tế, COVID-19 là bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do một loại virus Corona (có tên là SARS-CoV-2) gây ra. Sau hơn 2 năm xuất hiện, bệnh dịch đã khiến gần 215 triệu người nhiễm và gần 4,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới và hiện còn tiếp tục gia tăng mạnh.

COVID-19 có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua các đường lây:

- Qua tiếp xúc: Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm như: bắt tay, ôm hôn. Tiếp xúc gián tiếp: chạm tay vào các bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên miệng, mắt, mũi của mình.

- Qua giọt bắn: khi tiếp xúc gần (dưới 2 mét) với người nhiễm nói, ho, hắt hơi tạo ra các giọt có chứa virus bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc hít phải các giọt này.

- Qua không khí: Trong môi trường kín, thông khí kém, khi thực hiện chăm sóc y tế có tạo những hạt nhỏ (aerosol) chứa virus lan theo không khí và có thể gây nhiễm nếu hít phải.

Người nhiễm COVID-19 có thể diễn biến nặng, nguy kịch và tử vong. Điều nguy hiểm là có nhiều trường hợp nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khỏi bệnh mà không cần điều trị nhưng lại là nguồn lây khó kiểm soát được.

Những trường hợp nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không có bệnh lý nền, có đủ các điều kiện về sức khỏe, điều kiện cách ly có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà.

LÂM ANH
TIN LIÊN QUAN

TPHCM phát thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir tới từng nhà có F0

Nguyễn Ly |

Những F0 đang điều trị tại nhà, để đảm bảo hạn chế thấp nhất tỷ lệ chuyển nặng hoặc tử vong, nhiều người dân đã được sử dụng túi thuốc điều trị COVID-19. Đặc biệt là thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir.

Bác sĩ mách những loại thức ăn giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng

Bác sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung - Khoa Hóa trị và bệnh máu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân của xu hướng này được cho là do thay đổi chế độ ăn uống. Bác sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung - Khoa Hóa trị và bệnh máu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Tiêm vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Linh Chi (Theo AP) |

Theo AP, nhiều nhà nghiên cứu đang bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa vaccine COVID-19 và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào về việc vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

TPHCM phát thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir tới từng nhà có F0

Nguyễn Ly |

Những F0 đang điều trị tại nhà, để đảm bảo hạn chế thấp nhất tỷ lệ chuyển nặng hoặc tử vong, nhiều người dân đã được sử dụng túi thuốc điều trị COVID-19. Đặc biệt là thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir.

Bác sĩ mách những loại thức ăn giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng

Bác sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung - Khoa Hóa trị và bệnh máu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân của xu hướng này được cho là do thay đổi chế độ ăn uống. Bác sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung - Khoa Hóa trị và bệnh máu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Tiêm vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Linh Chi (Theo AP) |

Theo AP, nhiều nhà nghiên cứu đang bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa vaccine COVID-19 và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào về việc vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.