100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (phần 3): Tiếp xúc thế nào thì mắc?

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

Một số hành động như bắt tay, ôm hôn, ăn uống, thức ăn... có lây COVID-19 không? Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

20. Thế nào là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh?

Là tiếp xúc có “da - chạm - da”, hôn hoặc quan hệ tình dục với người bệnh. Tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của cơ thể người bệnh được coi là tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

21. Thế nào là tiếp xúc gần với người bệnh?

Là tiếp xúc với bệnh nhân trong cự ly 2m hoặc ở trong cùng một phòng hay khu vực chăm sóc một ca bệnh được khẳng định có bệnh hoặc khả năng bị bệnh trong thời gian kéo dài.

22. Bắt tay có làm mắc COVID-19 không?

Không. Cho đến nay chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập qua da vào cơ thể. Tuy nhiên, bắt tay là hành động có nguy cơ cao. Khi tay một người mắc COVID-19 chạm vào tay người khác có thể truyền virus sang tay người này. Từ bàn tay có virus có thể nhiễm tiếp vào đường hô hấp do các hành động khác như dụi mắt, ngoáy mũi, cho tay lên miệng hoặc kể cả chạm tay lên mặt, tạo cơ hội (dù nhỏ) để virus “bay” vào mũi. Do vậy, thực hành rửa tay/sát trùng tay và không chạm tay vào vùng mặt (đặc biệt là sau khi bắt tay) là biện pháp hiệu quả để ngăn nguy cơ lây nhiễm do bắt tay.

23. Hôn nhau có làm mắc COVID-19 không?

Có. Khi hôn, dù hôn môi hay hôn lên trán, lên má đều là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

24. Sinh hoạt tình dục có làm lây COVID-19 không?

Chưa có nghiên cứu chứng minh COVID-19 có lây qua niêm mạc đường sinh dục hay không và do vậy có lây qua sinh hoạt tình dục ở hình thức giao hợp khác giới hay không.

Tuy nhiên, do sinh hoạt tình dục có nhiều hình thức, mức độ và động tác khác nhau nên sinh hoạt tình dục là hành vi có nguy cơ. Nguy cơ lây nhiễm cao hay thấp tùy thuộc mức độ tương tác giữa những người bạn tình tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người mắc COVID-19.

Khi mọi việc chưa rõ ràng, nên thực hiện các hành vi tình dục an toàn để vừa có tác dụng bảo vệ người đã nhiễm COVID-19 trước nguy cơ bị nhiễm thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vừa bảo vệ bạn tình không bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người nhiễm trước đó.

Từ một virus ban đầu, virus SARS-CoV-2 nhân lên thành nhiều hạt virus mới (màu vàng) gây tổn thương tế bào chủ.
Từ một virus ban đầu, virus SARS-CoV-2 nhân lên thành nhiều hạt virus mới (màu vàng) gây tổn thương tế bào chủ.

25. COVID-19 có lây qua thức ăn không?

Chưa có nghiên cứu chứng minh virus SARS-CoV-2 có lây qua đường ăn uống hay không. Mặc dù đã có nghiên cứu cho thấy có virus SARS-CoV-2 trong phân của bệnh nhân và một số bệnh nhân có biểu hiện bị tiêu chảy, điều đó gợi ý rằng virus SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương đường tiêu hóa. Do miệng và mũi thông nhau nên chưa biết liệu virus từ đường hô hấp rơi xuống đường tiêu hóa và ra phân hay virus từ thức ăn trong miệng tấn công lên đường hô hấp. Khi chưa thể loại trừ mọi khả năng thì vẫn nên thực hành “ăn chín, uống sôi” để phòng chống dịch. Tuyệt đối không nên ăn tiết canh sống, thịt sống, nhất là của động vật hoang dã.

26. COVID-19 có lây qua đường máu không?

Chưa có thông tin về vấn đề này. Trên quan điểm dự phòng, bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, mọi khuyến cáo về bảo hộ nhân viên y tế đều được đặt lên ở mức cao nhất trước nguy cơ phơi nhiễm với máu của người bệnh. Về phương diện an toàn truyền máu, trong giai đoạn hiện nay chắc chắn người có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sẽ không được hiến máu tình nguyện trong những đợt hiến máu tình nguyện đại trà. Trong tương lai, liệu xét nghiệm mắc COVID-19 có được đưa vào nhóm xét nghiệm sàng lọc an toàn truyền máu hay không còn chờ thêm các bằng chứng chắc chắn về việc virus này có lây truyền qua đường máu hay không.

27. COVID-19 có lây từ mẹ sang con không?

Trong đợt dịch này, các nhà khoa học Trung Quốc đã theo dõi 9 trường hợp phụ nữ mang thai mắc COVID-19 và đã sinh con. Các xét nghiệm dịch ối, máu dây rốn trẻ sơ sinh có mẹ mắc COVID-19 và sữa mẹ không thấy có virus SARS-CoV-2.

Cùng thêm các thông tin về SARS-CoV và MERS-CoV không lây truyền dọc từ mẹ sang con khiến cho các nhà khoa học tạm kết luận rằng COVID-19 không lây truyền dọc từ mẹ sang con.

Mặc dù vậy, các quan sát mới chỉ thực hiện ở 9 ca bệnh nên cần có số liệu của nhiều người hơn để có thể kết luận chắc chắn về vấn đề này.

Lưu ý: Lây nhiễm dọc được hiểu là lây từ mẹ sang con qua nhau thai. Việc cách ly con khỏi mẹ để tránh lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc đường tiếp xúc trực tiếp vẫn là cần thiết.

28. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh như thế nào?

Sau khi nhiễm được vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, virus SARS-CoV-2 cài các gen của virus vào bộ gen của tế bào chủ, bắt tế bào bị nhiễm virus tạo ra các thành phần của virus. Khi đã đủ các thành phần cần thiết, các thành phần này lắp ghép lại với nhau để hình thành nhiều virus mới chui ra ngoài đồng thời làm tổn thương cho tế bào bị nhiễm virus.

Trình tự các bước bao gồm: Dịch mã gen sao chép từ RNA gen của virion. Đầu tiên, chúng tổng hợp ra sợi ARN các protein cấu trúc virus S, E và M được chuyển vào lưới nội bào (ER) và di chuyển vào khoang trung gian reticulum - Golgi (ERGIC) Nucleocapsid các hạt virion trưởng thành (tức là các virus mới). Các virus mới hình thành và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào lành khác hoặc theo dịch tiết đường hô hấp được đào thải ra ngoài trở thành nguồn lây nhiễm cho người xung quanh.

29. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh cho cơ quan nào?

Biểu hiện bệnh chủ yếu của người mắc COVID-19 là viêm đường hô hấp cấp. Một số bệnh nhân mắc COVID-19 còn có biểu hiện tiêu chảy và xét nghiệm có virus trong phân. Dù chưa chắc chắn nhưng không loại trừ khả năng COVID-19 gây tổn thương cho các tế bào niêm mạc khác, trong đó có đường tiêu hóa. Trong số các bệnh nhân bị bệnh kết hợp còn thấy hiện tượng tổn thương chức năng của các tạng khác như gan, thận… Tuy nhiên, đây là hậu quả trực tiếp do virus tấn công hay hậu quả gián tiếp từ tổn thương phổi còn đang được các nhà khoa học làm rõ hơn.

30. COVID-19 có gây quái thai không?

Một số virus nhiễm vào phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng đến thai nhi như virus cúm gây sứt môi hở hàm ếch, virus Zika gây bệnh đầu nhỏ; một số virus có thể gây sẩy thai như Rubella. Chưa thể trả lời được liệu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng gì lên thai nhi. Trên thực tế, cần theo dõi dài ngày hậu quả thai sản của những trường hợp bệnh nhân là phụ nữ mang mắc COVID-19 ở các giai đoạn sớm của thai kỳ.

Mời độc giả đón đọc phần 4: "Có ai có đề kháng tự nhiên với COVID-19 hay không?" trên Lao Động điện tử vào 9h30 ngày 30.3.

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN
TIN LIÊN QUAN

Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường?

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

"Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?" Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (Phần 1)

PGS.TS.BS Lê Văn Đông (Học viện Quân Y) - Tổ trưởng Tổ biên soạn |

Dịch COVID-19 đang xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều người lo lắng dịch sẽ kéo dài bao lâu? Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19. Được phép của nhóm biên soạn, Báo Lao Động xin đăng từng phần, mỗi phần 10 câu hỏi - đáp, bắt đầu khởi đăng từ 27.3. Mời bạn đọc đón xem.

Bộ Y tế xác nhận thêm 7 chuyến bay có hành khách mắc COVID-19

L.Hà |

Ngày 25.3, Bộ Y tế thông báo đã xác định được thêm 7 chuyến bay sau có hành khách mắc COVID-19.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường?

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

"Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?" Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (Phần 1)

PGS.TS.BS Lê Văn Đông (Học viện Quân Y) - Tổ trưởng Tổ biên soạn |

Dịch COVID-19 đang xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều người lo lắng dịch sẽ kéo dài bao lâu? Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19. Được phép của nhóm biên soạn, Báo Lao Động xin đăng từng phần, mỗi phần 10 câu hỏi - đáp, bắt đầu khởi đăng từ 27.3. Mời bạn đọc đón xem.

Bộ Y tế xác nhận thêm 7 chuyến bay có hành khách mắc COVID-19

L.Hà |

Ngày 25.3, Bộ Y tế thông báo đã xác định được thêm 7 chuyến bay sau có hành khách mắc COVID-19.