Xưng con với thầy cô không sai, nhưng không nên lạm dụng

Lê Thanh Phong |

Trên các diễn đàn đang tranh luận dữ dội về chuyện xưng hô trong nhà trường giữa giáo viên và học sinh xưng con hay là em mới đúng?

Học sinh xưng con hay xưng em với thầy cô là chuyện của cá nhân, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên, không có quy ước nào và không có "đại từ nhân xưng" nào là chuẩn mực bắt buộc trong nhà trường.

Chắc nhiều người biết đến lời của bài hát: "Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền. Cô và mẹ là hai cô giáo. Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền".

Bài hát thật dễ thương, cô giáo vừa là cô giáo, và cũng như mẹ hiền thì quá gần gũi, quá yêu quý. Mà đã là mẹ hiền thì xưng con mới phải chứ. Chuyện đơn giản và ý nghĩa như vậy có gì xấu xa đâu mà lên án hay ngăn cản.

Trong quan hệ xã hội, ngay cả đi ra đường, tiếp xúc với người lớn tuổi hơn, người nhỏ tuổi gọi cô hoặc chú, bác, xưng con hay cháu, đó là chuyện đúng, là lễ phép. Vậy thì trong nhà trường, học trò xưng con với thầy, cô của mình không được hay sao?

Tuy nhiên, xưng con trong nhà trường không nên bị lạm dụng.

Trở lại bài hát trên, "cô giáo như mẹ hiền" chỉ phù hợp với lớp mẫu giáo, vỡ lòng. Trường hợp thứ hai, đối với những thầy cô giáo lớn tuổi, dạy học trò thuộc lứa tuổi con cái của họ, thì học trò xưng con với thầy còn là sự tôn trọng, giữ phép tắc với người cao tuổi so với mình.

Trừ hai trường hợp nêu trên, còn lại đa số thầy và trò có khoảng cách tuổi tác không quá xa, xưng con không phù hợp. Đối với học sinh cấp hai, cấp ba mà gọi cô giáo "như mẹ hiền" rất chi không ổn.

Sinh viên sư phạm mới ra trường, đi dạy trung học, tuổi tác giữa thầy và trò chênh lệch không bao nhiêu, thầy gọi học trò bằng con nghe không lọt tai.

Cũng có ý kiến cho rằng, xưng con hay xưng em với học sinh không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Ý kiến này cần xem lại, bởi vì nhìn từ quan điểm giáo dục đề cao cá nhân, độc lập suy nghĩ, dám phản biện, thì xưng hô là con hay em ở trong trường học rất quan trọng.

Khi xưng con với thầy cô giáo, bản thân người học trò cảm thấy có sự tôn kính như cha mẹ, nên không mạnh dạn nêu quan điểm cá nhân, phản biện lại ý kiến của thầy cô giáo. Cũng tương tự như ở nhà, không dám cãi lời mặc dù "cha mẹ nói oan, quan nói ép".

Ngược lại, nếu học sinh xưng em, thì mối quan hệ với thầy cô bình đẳng hơn, học sinh tự tin để không nghe theo những cách dạy áp đặt một chiều, đóng khung tư duy.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi gay gắt trước đề xuất giáo viên không gọi học sinh là "con"

ANH THƯ (TH) |

Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm trước thông tin nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô học học sinh là "con" ra khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.

Không gọi học sinh là "con", sao ở công sở vẫn xưng hô "chú - cháu"?

Mỹ Linh |

Xung quanh chủ đề đang gặp nhiều tranh cãi Giáo viên không được gọi học sinh là "con", thì còn một kiểu xưng hô còn chưa thống nhất được đó là tại công sở có nên xưng hô “chú - cháu”, “bác - cháu”?

Tranh cãi dữ dội về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Đề xuất “Giáo viên không được gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hiện gây tranh cãi dữ dội.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022. 

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Tranh cãi gay gắt trước đề xuất giáo viên không gọi học sinh là "con"

ANH THƯ (TH) |

Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm trước thông tin nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô học học sinh là "con" ra khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.

Không gọi học sinh là "con", sao ở công sở vẫn xưng hô "chú - cháu"?

Mỹ Linh |

Xung quanh chủ đề đang gặp nhiều tranh cãi Giáo viên không được gọi học sinh là "con", thì còn một kiểu xưng hô còn chưa thống nhất được đó là tại công sở có nên xưng hô “chú - cháu”, “bác - cháu”?

Tranh cãi dữ dội về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Đề xuất “Giáo viên không được gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hiện gây tranh cãi dữ dội.