Xót tiền

Anh Đào |

“Ngân sách Nhà nước như một dòng sông đã cạn”- lời Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong khi đó, có những ngôi trường xây xong cả năm không thể sử dụng vì không có đường. Có những con đường mất đến hàng chục triệu USD tiền lãi vì không có vốn để giải phóng mặt bằng.

Con số 132 triệu USD tiền trả lãi được chính Thứ trưởng Bộ GTVT đưa ra như một thứ áp lực khổng lồ mà tình trạng chậm tiến độ Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn- Túy Loan gây ra.

Chỉ còn có 11,5km thôi, nhưng Dự án này mãi không xong khâu giải phóng mặt bằng. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành tháng 12.2018 nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Theo Thứ trưởng Thọ, đây là dự án được thực hiện bằng vốn vay, do đó tình trạng kéo dài tiến độ gây áp lực rất lớn lên việc trả lãi. Hiện nay chúng ta đã trả lãi đến lần thứ 4 với số tiền 132 triệu USD. Cứ mỗi 6 tháng, chủ đầu tư phải trả 33 triệu USD tiền lãi.

Cái “vướng”, theo UBND TP Đà Nẵng là “không có nguồn vốn”. Theo tính toán, để giải tỏa cả 2 đường cần 400 tỉ đồng, trong khi Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được 180 tỉ.

Thiếu hơn 200 tỉ giải phóng mặt bằng và 66 triệu USD trả lãi mỗi tháng. Không cần phải đoạt huy chương Fields cũng có thể tính được cái hại từ hai khoản tiền này.

Con số hậu quả ấy ai chịu, nếu không phải là ngân sách nhà nước thì là người dân.

Nói đến những hậu quả do chậm tiến độ, có lẽ, không thể không nhắc tới 5 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM với con số đội vốn, vừa được công khai trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội - rất khủng khiếp: 80 ngàn tỉ đồng. Trong khi chỉ riêng Cát Linh- Hà Đông, mỗi ngày chậm tiến độ đang “phát sinh” lãi vay 1,2 tỉ đồng/ngày.

Hãy để ý đến tấm biển cấm trên ảnh bìa.

Đây là tấm biển được cắm trên con đường độc đạo để vào trường THCS Phương Mai tại số 18 đường Giải Phóng.

Ngôi trường này được xây xong đã gần 1 năm, nhưng đến nay không thể sử dụng do không có đường vào. Nguyên nhân “vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng với Công ty Cổ phần Cơ khí 3-2”.

Ghi nhận của báo Công luận, tại địa chỉ số 18, đường Giải Phóng hiện nay chưa có lối vào trường. Công ty Cổ phần Cơ khí 3-2 cho quây rào và gắn biển; “Không đi qua lối này”, bảo vệ tại đây cho biết, đây là quy định của công ty, là đất của công ty nên không ai được phép đi vào đây.

Có lẽ ngôi trường không có đường vào cũng là một biểu tượng - cho sự thiếu đồng bộ cho xây dựng các công trình hạ tầng, cho sự bất cập trong tính toán các dự án, và cả trách nhiệm của chính quyền địa phương nữa.

Và nó, những con đường, những ngôi trường, những đường sắt đang chậm tiến độ phải trả lãi vay vì những lý do không chấp nhận nổi chính là cái ao cái hồ chôn vốn, làm cạn dần dòng sông ngân sách, là những ký sinh đang mài mòn đồng tiền vốn đang eo hẹp.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ thủ đô của Ethiopia

Nguyễn Quang Khai |

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài chỉ bằng 1/3 chiều dài hệ thống đường sắt ở Addis Ababa của Ethiopia cũng do nhà thầu Trung Quốc xây dựng, nhưng thời gian xây dựng gấp 3 lần và vốn gấp 4 lần so với dự án Ethiopia.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông bao giờ mới hoạt động, cử tri muốn thông tin rõ?

AT |

Chiều 25.7, các đại biểu HĐND TP.Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 2 tổ chức tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp thứ 9 HĐND TP khóa XV.

Đội vốn 11.600 tỉ, Nhiệt điện Long Phú 1 kiến nghị Thủ tướng "giải cứu"

NHẬT HỒ |

Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 dự kiến phát điện vào năm 2015 nhưng đến nay mới hoàn thành hơn 76%, chủ đầu tư đề xuất tăng vốn thêm 11.600 tỉ, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ "giải cứu" vì nhà thầu Power Machines bị Hoa Kỳ cấm vận.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ thủ đô của Ethiopia

Nguyễn Quang Khai |

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài chỉ bằng 1/3 chiều dài hệ thống đường sắt ở Addis Ababa của Ethiopia cũng do nhà thầu Trung Quốc xây dựng, nhưng thời gian xây dựng gấp 3 lần và vốn gấp 4 lần so với dự án Ethiopia.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông bao giờ mới hoạt động, cử tri muốn thông tin rõ?

AT |

Chiều 25.7, các đại biểu HĐND TP.Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 2 tổ chức tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp thứ 9 HĐND TP khóa XV.

Đội vốn 11.600 tỉ, Nhiệt điện Long Phú 1 kiến nghị Thủ tướng "giải cứu"

NHẬT HỒ |

Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 dự kiến phát điện vào năm 2015 nhưng đến nay mới hoàn thành hơn 76%, chủ đầu tư đề xuất tăng vốn thêm 11.600 tỉ, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ "giải cứu" vì nhà thầu Power Machines bị Hoa Kỳ cấm vận.