Xin bộ trưởng hãy là người tiếp thị!

Anh Đào |

Trong khi rau củ bỏ thối đầy đồng đến bò cũng chẳng buồn ăn thì kim ngạch nhập khẩu rau củ 3 tháng đầu năm đã lên tới 340 triệu USD. Một con số đúng là xây xẩm mặt mày.

Vào đúng cái tháng nông dân bỏ củ cải thối đầy đồng đến nỗi một lẫn nữa mấy chữ “chiến dịch giải cứu” được nhắc tới thì rau củ nhập khẩu cũng đạt mức kỷ lục: 92 triệu USD.

Con số tuyệt đối 92 triệu USD trong tháng 3 hay 340 triệu USD trong 3 tháng đã là đau đầu rồi, nhưng còn vô lý hơn ở tỷ suất %. 3 tháng, kim ngạch nhập tăng tới 47,7% so với cùng kỳ 2017.

Tại sao lại là 47,7% tăng thêm trong khi thị trường hoàn toàn không có biến động, trong khi không một cơn bão hay thiên tai, trong khi không gì đột biến, và trong khi rau củ bỏ thối ê hề ngoài đồng?

Rất khó giải thích, rất khó để tìm một lý do thuyết phục mà hai chữ “bình thường” từ phát ngôn của một quan chức ngành nông nghiệp thật ra đang là rất bình thường.

Tại thị trường Nhật, một lá tía tô được bán tương đương 700 đồng. Trên Amazon, một trái thanh long Việt 1kg có giá tương đương 299.000 đồng. Rau củ Việt Nam không phải là không chất lượng, không được quan tâm. Nhưng để những lá tía tô ven dậu hay trái thanh long lúc lỉu ngoài vườn có thể xuất ngoại hẳn nhiên những người nông dân chân lấm tay bùn không thể đơn thương độc mã mà xông ra biển lớn.

Hôm qua, khi thăm làng gốm Bát Tràng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có một phát ngôn mà nhiều báo lớn đã giật thành tít: Tôi đến đây để quảng bá gốm sứ Bát Tràng.

Hai chữ “quảng bá” của Thủ tướng khiến tôi nhớ đến chuyện cây xoài của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường. Đại ý, sau khi nghe mô hình “cây xoài nhà tôi” tại một hội nghị ở Đồng Tháp, (mô hình mà người mua chỉ cần đặt mua cây xoài thông qua website, HTX sẽ chăm lo cây xoài đó và đến kỳ thu hoạch sẽ gửi xoài đến địa chỉ của người mua), Bộ trưởng liền đặt mua ngay một cây xoài.

Cái đó có tốt không? Có! Ở chỗ ít nhất nông dân bán thêm được một cây xoài.

Nhưng giữa việc quảng bá và hành vi mua hàng có một khoảng cách rất lớn.

Bởi việc của một tư lệnh không phải là mua, mà là quảng bá, tiếp thị, là bán hàng, bán không chỉ một cây xoài mà bán một thương hiệu nông nghiệp made in Việt Nam.

Chỉ có như vậy thì rau củ, thì nông sản mới gia tăng giá trị, mới chấm dứt được cảnh phụ thuộc vào một thị trường, thì mới thôi những bi kịch cắn răng tràn nước mắt nhổ cho bò ăn hay để thối ngoài ruộng, thì mới thoát được những chiến dịch giải cứu rất đau thương thê thảm.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Các siêu thị đồng hành giải cứu củ cải, su hào với số lượng lớn

P.V |

Trước tình hình các hộ nông dân xã Tráng Việt (Mê Linh - Hà Nội) phải ngậm ngùi vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng trong sự nuối tiếc do không bán được, các siêu thị đã nhanh chóng tìm đến thu mua và kêu gọi bán hàng không lợi nhuận nhằm giúp đỡ bà con nông dân vượt qua khó khăn.

Chùm ảnh: Người Hà Nội nhiệt tình "giải cứu" củ cải cho nông dân

Hà Phương - Khánh Hạ |

Để giải cứu cho nông dân xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) không phải ngậm ngùi vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng, nhóm cựu học sinh THPT Hà Nội khóa 93 – 96 đã đứng ra thu mua và bán củ cải cho bà con nông dân.

Doanh nghiệp “giải cứu” nông dân Mê Linh sau vụ củ cải vứt bỏ trắng đồng

Hồng Nhung – Phạm Tuấn |

Sau thông tin người trồng củ cải tại xã Tráng Việt (Mê Linh - Hà Nội) thời gian qua phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng do không thể bán ra thị trường, đã có doanh nghiệp đứng ra "giải cứu" nông dân.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Các siêu thị đồng hành giải cứu củ cải, su hào với số lượng lớn

P.V |

Trước tình hình các hộ nông dân xã Tráng Việt (Mê Linh - Hà Nội) phải ngậm ngùi vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng trong sự nuối tiếc do không bán được, các siêu thị đã nhanh chóng tìm đến thu mua và kêu gọi bán hàng không lợi nhuận nhằm giúp đỡ bà con nông dân vượt qua khó khăn.

Chùm ảnh: Người Hà Nội nhiệt tình "giải cứu" củ cải cho nông dân

Hà Phương - Khánh Hạ |

Để giải cứu cho nông dân xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) không phải ngậm ngùi vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng, nhóm cựu học sinh THPT Hà Nội khóa 93 – 96 đã đứng ra thu mua và bán củ cải cho bà con nông dân.

Doanh nghiệp “giải cứu” nông dân Mê Linh sau vụ củ cải vứt bỏ trắng đồng

Hồng Nhung – Phạm Tuấn |

Sau thông tin người trồng củ cải tại xã Tráng Việt (Mê Linh - Hà Nội) thời gian qua phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng do không thể bán ra thị trường, đã có doanh nghiệp đứng ra "giải cứu" nông dân.