Xét kỷ luật thầy giáo bán khẩu trang: Thật kỳ cục

Anh Đào |

Cả việc xử lý cô giáo đăng ảnh học sinh đeo khẩu trang giấy ở Nghệ An, cả việc “lôi” thầy giáo bán khẩu trang ở Cà Mau ra kỷ luật đều thiếu yếu tố thiết yếu trong giáo dục. Và yếu tố đó chính là... giáo dục.

Sự việc thầy giáo T ở Cà Mau bị lập biên bản, bị đưa ra hội đồng kỷ luật vì bán chênh giá khẩu trang cho học sinh đang gây bão dư luận.

Câu chuyện đơn giản: Trên đường tới trường, người thầy này mua 2 hộp khẩu trang và sau đó, bán lại cho học sinh.

Hãy để ý đến những con số: Giá mỗi chiếc khẩu trang thầy giáo mua là 2.600 đồng. Giá bán cho học sinh: 3.000 đồng. Số tiền chênh lệch mà thầy T bị quy kết là bán “giá cao” là 400 đồng/cái.

Giả sử bán hết cả 2 hộp, người thầy sẽ “kiếm lãi” 20.000 đồng. Nhưng trong 2 ngày, cho đến khi bị tố cáo, bị lập biên bản, người thầy mới bán được 20 cái, lãi 8.000 đồng.

2.600-3.000-400 hay 8.000 không phải là dữ liệu của một bài toán. Bởi nó đã mang tới một đáp án phi giáo dục.

400 đồng, không có một mệnh giá đồng tiền nào như thế. Và 400 đồng, nếu vị tha hơn, người ta sẽ thấy nó chỉ vì nguyên do không có tiền “thối” (trả lại). Bởi thực tế ngoài cuộc sống cho biết tờ tiền mệnh giá thấp nhất 500 đồng - đã không còn được sử dụng. Bởi thực tế, ngay cả “thối” tiền lẻ thì vật thay thế cho 500 đồng không mua nổi thứ gì - thường được trả lại bằng một chiếc kẹo cao su.

Bán giá không đúng quy định - Nhà trường quy kết đúng lắm. Nhưng đúng cái lý mà thiếu đi câu chuyện thực tế, thiếu cả cái tình.

Trong mùa dịch bệnh, những chiếc khẩu trang đang là một trong những mặt hàng khan hiếm. Đến mức không ít người đầu cơ, nâng giá nhằm trục lợi. Không ít người gom cả khẩu trang cũ đã qua sử dụng để bán cho đồng bào mình. Không ít những tiểu thương từ chối luôn cả việc bán khẩu trang, từ chối phục vụ những người mang lại nguồn lợi cho mình...

Gần nhất, Chính phủ phải đưa ra những quy định nghiêm ngặt về xuất khẩu khẩu trang, loại mặt hàng giờ giống y như thiết yếu này.

Nhưng điều đó không có nghĩa chiếc khẩu trang được dùng như một tang chứng, kiểu “chôn rượu lậu” một cách máy móc, cứng ngắc thiếu tình người trong cách mà người ta ứng xử với nhau.

400 đồng càng không phải là thứ “lợi nhuận” để chôn vùi danh dự một con người, nhất đó lại là một thầy giáo.

Nhớ hồi Nghệ An xử lý kỷ luật cô giáo đăng ảnh học sinh đeo khẩu trang giấy, trên Thanh Niên, TS Giáp Văn Dương, một chuyên gia giáo dục nhìn nhận bằng ba chữ “Thật kỳ cục”.

Kỳ cục, bởi theo TS Dương, đây là sự sáng tạo đáng khâm phục khi giáo dục học sinh có thêm một cách nghĩ, một cách làm, một giải pháp khi gặp vấn đề phải xử lý... thì lại bị coi là bêu xấu ngành.

Hình như trong việc xử lý giữa chiếc khẩu trang giấy và 400 đồng tiền chênh một chiếc khẩu trang không chỉ giống nhau ở 2 chữ “Kỳ cục” mà thôi.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Ra chợ trời mua 5.000 khẩu trang không rõ nguồn gốc về bán kiếm lời

Quách Du |

Đối tượng đang bày bán 5.000 khẩu trang không rõ nguồn gốc với giá 6.000 đồng/cái, thì bị lực lượng chức năng ập tới bắt quả tang.

Người dân phải cẩn trọng vì có tình trạng thu gom khẩu trang cũ để bán lại

ANH HUY |

Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cảnh báo hiện đang có tình trạng một số đối tượng thu gom dụng cụ y tế kém chất lượng như khẩu trang y tế dùng một lần để bán lại; nước rửa tay cũng được làm giả, bán trên mạng xã hội.

Nhà trường giải thích việc học sinh dùng khẩu trang giấy phòng ngừa Corona

Tuấn Quỳnh |

“Khát” khẩu trang y tế để phòng chống virus Corona, nhiều học sinh tại một trường ở huyện miền núi Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An phải lấy giấy làm thành khẩu trang.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Ra chợ trời mua 5.000 khẩu trang không rõ nguồn gốc về bán kiếm lời

Quách Du |

Đối tượng đang bày bán 5.000 khẩu trang không rõ nguồn gốc với giá 6.000 đồng/cái, thì bị lực lượng chức năng ập tới bắt quả tang.

Người dân phải cẩn trọng vì có tình trạng thu gom khẩu trang cũ để bán lại

ANH HUY |

Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cảnh báo hiện đang có tình trạng một số đối tượng thu gom dụng cụ y tế kém chất lượng như khẩu trang y tế dùng một lần để bán lại; nước rửa tay cũng được làm giả, bán trên mạng xã hội.

Nhà trường giải thích việc học sinh dùng khẩu trang giấy phòng ngừa Corona

Tuấn Quỳnh |

“Khát” khẩu trang y tế để phòng chống virus Corona, nhiều học sinh tại một trường ở huyện miền núi Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An phải lấy giấy làm thành khẩu trang.