Xe buýt nhanh BRT: Đã đến lúc trả lại đường cho dân đi lại

Anh Đào |

Nói “dập dòm” là bởi không phải “tất cả”, mà chỉ một số loại xe: Xe buýt thường, xe vận tải hành khách từ 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, cứu nạn... sẽ được phép đi vào tuyến đường dành riêng cho xe buýt BRT01 - Đề xuất của Sở GTVT gửi UBND TP.

Tại sao lại không phải là “tất cả các loại xe”?

À vì trên lý thuyết đó vẫn là làn xe buýt nhanh. Là vì đã “ngàn tỉ ném xuống”. Mà nói thẳng ra là việc thừa nhận sự thất bại không hề là việc dễ.

Hoạt động từ 1.1.2017, tuyến BRT Kim Mã- Yên Nghĩa dài 17km trị giá 53,6 triệu USD (hơn 1.000 tỉ) cho thấy sự thảm hại của thất bại.

Lượng khách bình quân chỉ đạt 40-42,6 người/chuyến, tức là chưa nổi 50% công suất thiết kế.

Dù có riêng một làn đường, chiếm 1/3 mặt cắt ngang của trục huyết mạch đông đúc nhất thủ đô, nhưng tốc độ chạy trung bình của buýt nhanh chỉ tầm 20km/giờ.

20km/h, ngang bằng với xe buýt thường, và chỉ nhanh hơn người chạy bộ chút xíu.

Hồi 2018, Thanh tra Chính phủ, trong bản kết luận của mình đã đánh giá việc bố trí làn đường BRT chiếm 1/3 mặt cắt trục đường trong khi hiện trạng lưu lượng giao thông trên tuyến rất lớn, chính là nguyên nhân “thường xuyên gây ùn tắc”.

Và một ngày tồn tại của làn riêng BRT là một ngày người dân qua lại trên tuyến bức xúc đến căm phẫn.

Tại sao xe buýt nhanh thất bại? Dẫu có đường riêng, dẫu giá mỗi chiếc buýt “như dát vàng”, tới gần 5 tỉ bạc?

Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy từng nói thẳng rồi: Họ bê nguyên si mô hình của Ecuador, Quảng Châu (Trung Quốc)... về đặt ở Hà Nội,  vừa đắt tiền, lại không phù hợp với điều kiện thực tế.

Rằng, việc BRT vận hành không hiệu quả đã được dự đoán từ khi dự án này thai nghén, bởi BRT ở nước ngoài vận hành vì đường của họ có 6-8 làn xe, chứ đường 2 -3 làn xe thì không thể nào làm được dự án BRT. Và rằng: Các chuyên gia đã cảnh báo rồi nhưng họ vẫn cứ làm.

Con đường Lê Văn Lương đau khổ hồi đó vừa làm xong đã bị bóc mặt nhựa để trải mặt xi măng, cho original Quảng Châu. Ngàn tỉ ném xuống, thất bại nhận về. Còn nhân dân thì chen chúc đau khổ- ngay bên cạnh.

Có lẽ, đã đến lúc không thể làn riêng, cơ chế riêng, ưu tiên riêng cho BRT. Có lẽ, đã đến lúc trả lại đường cho dân chứ không thể để mãi một sự phi lý nhường đó tồn tại suốt bao năm.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội đề xuất cho phép xe buýt đi vào làn BRT

Minh Hạnh |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có đề xuất TP. Hà Nội cho phép các phương tiện lưu thông vào gồm xe vận tải khách khối lượng lớn từ 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, xe cứu nạn, xe buýt thường được đi trên tuyến đường dành riêng cho xe buýt BRT 01.

Thêm 14 tuyến BRT - Đừng "bức tử" giao thông nội đô thêm nữa

Nhóm Phóng Viên |

Hà Nội - UBND thành phố cho biết đang nghiên cứu xây dựng thêm 14 làn đường dành riêng cho xe buýt (BRT) trên các tuyến đường nội đô Hà Nội. Thông tin này gây nhiều bất ngờ do tuyến BRT Kim Mã – Yên Nghĩa hiện tại đang gặp thất bại trong mục tiêu giải tỏa ách tắc giao thông, tăng lưu lượng người dân đi phương tiện công cộng cũng như gây ra nhiều xáo trộn với tình hình giao thông trên tuyến đường đi qua.

Hà Nội: Đường ngắn lại hẹp, sao vẫn làm BRT?

Đặng Tiến |

Nhằm mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng, Hà Nội dự kiến mở thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt. Tuy nhiên theo các chuyên gia giao thông, đặc trưng của đường phố Hà Nội là đường ngắn và hẹp, việc “bê” nguyên mô hình BRT của các nước có nền đường rộng và dài vào là không phù hợp.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hà Nội đề xuất cho phép xe buýt đi vào làn BRT

Minh Hạnh |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có đề xuất TP. Hà Nội cho phép các phương tiện lưu thông vào gồm xe vận tải khách khối lượng lớn từ 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, xe cứu nạn, xe buýt thường được đi trên tuyến đường dành riêng cho xe buýt BRT 01.

Thêm 14 tuyến BRT - Đừng "bức tử" giao thông nội đô thêm nữa

Nhóm Phóng Viên |

Hà Nội - UBND thành phố cho biết đang nghiên cứu xây dựng thêm 14 làn đường dành riêng cho xe buýt (BRT) trên các tuyến đường nội đô Hà Nội. Thông tin này gây nhiều bất ngờ do tuyến BRT Kim Mã – Yên Nghĩa hiện tại đang gặp thất bại trong mục tiêu giải tỏa ách tắc giao thông, tăng lưu lượng người dân đi phương tiện công cộng cũng như gây ra nhiều xáo trộn với tình hình giao thông trên tuyến đường đi qua.

Hà Nội: Đường ngắn lại hẹp, sao vẫn làm BRT?

Đặng Tiến |

Nhằm mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng, Hà Nội dự kiến mở thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt. Tuy nhiên theo các chuyên gia giao thông, đặc trưng của đường phố Hà Nội là đường ngắn và hẹp, việc “bê” nguyên mô hình BRT của các nước có nền đường rộng và dài vào là không phù hợp.