Vượt qua những trở ngại để bứt phá trong năm 2021

Lê Thanh Phong |

“Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thông tin này tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, sáng 28.12.

Và một phân tích khác của Thủ tướng rất đáng để suy nghĩ, đó là: “Mức độ thành công được xác định không chỉ bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi cả những trở ngại chúng ta đã vượt qua”.

Đúng là năm 2020, Việt Nam đã vượt qua được trở ngại chung mang tính toàn cầu, đó là đại dịch COVID-19, nhưng còn một trở ngại riêng của chính quốc gia mình, đó là 13 cơn bão dồn dập tàn phá các tỉnh miền Trung. Bão, lũ lụt, sạt lở xảy ra liên tục, vắt kiệt sức người, sức của, cản trở các hoạt động kinh tế, cắt đứt nhiều chương trình, kế hoạch làm ăn của người dân, doanh nghiệp.

Nhưng đúng là “chúng ta đã vượt qua” và trang tin Asia Times đánh giá Việt Nam là ngôi sao đang lên, là một trong số ít nước trên thế giới đạt được mức tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020.

Lợi thế của Việt Nam trong năm tới cũng được chỉ ra rất rõ, đó là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) sẽ được khai thác và phát huy hiệu quả trong năm 2021, chưa kể khai thác lợi ích từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Đà xuất khẩu và xuất siêu của Việt Nam năm nay là bản lề để năm tới có nhiều kết quả cao hơn.

Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2021 cao hơn mục tiêu 6% đã đề ra, đó là 6,5% hoặc cao hơn và chúng ta chỉ có thể đạt được khi “vượt qua được những trở ngại”.

Trở ngại mà chúng ta phải đối mặt thường trực không phải là thiên tai, dịch bệnh, mà là những căn bệnh kinh niên: Tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, đạo đức bê tha...

Không thiên tai nào có thể gây cản trở cho sự phát triển bằng con người, nếu con người đó là cán bộ lãnh đạo, thì chức vụ càng cao mà không làm việc tốt thì cản trở càng lớn.

Tiếp tục cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy là dẹp bỏ đi một trở ngại.

Thực hành tiết kiệm, khai thác hội thảo, hội nghị trực tuyến, hạn chế tiệc tùng lễ hội, không xây dựng quảng trường, tượng đài, cắt giảm công tác nước ngoài, đó là dẹp bỏ thêm một trở ngại.

Cải cách thể chế kinh tế, thiết kế chính sách thông minh, để người dân, doanh nghiệp được giải phóng nguồn lực, làm ăn buôn bán hiệu quả, đó chính là dẹp bỏ cản trở.

Tiêu diệt nạn tham nhũng, trừng trị quan chức vi phạm pháp luật, đó là dẹp bỏ cản trở.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: GDP Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Khương Duy |

Phát hiện gần 80kg tôm tươi được bơm hoá chất ở Kiên Giang; Nhà đầu tư lỗ nặng sau 1 tuần mua vàng; GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Cường Ngô |

Chiều nay (27.12), Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế năm 2020. Trong đó, GDP Việt Nam tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ quan thống kê đánh giá là thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An cao nhất vùng ĐBSCL

Kỳ Quan |

Mặc dù năm 2020 dịch bệnh COVID-19 và hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, đời sống, nhưng tỉnh Long An đã tập trung nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm 2020. Kết thúc năm 2020, tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An ước đạt 5,91%, cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Hà Tĩnh dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 0,53%

TRẦN TUẤN |

Sáng 6.12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa 17 khai mạc kỳ họp thứ 18. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2020 của tỉnh này là 0,53%.

Tiếp tục chính sách tài khóa, tiền tệ kích thích tăng trưởng kinh tế

Vương Trần - Nguyễn Hoàng |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã kiến nghị 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn về kinh tế-xã hội.

3 đột phá để tăng trưởng kinh tế bền vững

Duy Thiên |

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra các mục tiêu: Đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao. Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý vào các dự thảo văn kiện này.

TPHCM giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2025 còn 8%/năm

Nhóm Phóng Viên |

TPHCM điều chỉnh chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân hàng năm là 8% thay vì 8-8,5% như trong báo trình đại hội trước đó.

Cải cách hành chính mạnh mẽ tạo dư địa lớn cho tăng trưởng kinh tế

Vương Trần |

Nếu thực hiện tốt việc cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp thì sẽ tạo ra dư địa lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế 24h: GDP Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Khương Duy |

Phát hiện gần 80kg tôm tươi được bơm hoá chất ở Kiên Giang; Nhà đầu tư lỗ nặng sau 1 tuần mua vàng; GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Cường Ngô |

Chiều nay (27.12), Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế năm 2020. Trong đó, GDP Việt Nam tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ quan thống kê đánh giá là thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An cao nhất vùng ĐBSCL

Kỳ Quan |

Mặc dù năm 2020 dịch bệnh COVID-19 và hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, đời sống, nhưng tỉnh Long An đã tập trung nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm 2020. Kết thúc năm 2020, tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An ước đạt 5,91%, cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Hà Tĩnh dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 0,53%

TRẦN TUẤN |

Sáng 6.12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa 17 khai mạc kỳ họp thứ 18. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2020 của tỉnh này là 0,53%.

Tiếp tục chính sách tài khóa, tiền tệ kích thích tăng trưởng kinh tế

Vương Trần - Nguyễn Hoàng |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã kiến nghị 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn về kinh tế-xã hội.

3 đột phá để tăng trưởng kinh tế bền vững

Duy Thiên |

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra các mục tiêu: Đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao. Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý vào các dự thảo văn kiện này.

TPHCM giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2025 còn 8%/năm

Nhóm Phóng Viên |

TPHCM điều chỉnh chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân hàng năm là 8% thay vì 8-8,5% như trong báo trình đại hội trước đó.

Cải cách hành chính mạnh mẽ tạo dư địa lớn cho tăng trưởng kinh tế

Vương Trần |

Nếu thực hiện tốt việc cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp thì sẽ tạo ra dư địa lớn cho tăng trưởng kinh tế.