Vượt lên sợ hãi

Uông Ngọc Dậu |

Sau nhiều tháng ngày trong trạng thái ngồi nhà chống dịch, “ai ở đâu yên đó”, những ngày đầu tháng 10 này, từ diễn biến chống dịch rất khả quan, chúng ta đã có một nhận thức mới, đất nước khởi động cho một trạng thái mới: Vừa chống dịch, vừa ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, chuyển trạng thái nhưng tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất bình tĩnh. Phải tỉnh táo, sáng suốt trước dịch bệnh.

Nhìn lại, trong suốt giai đoạn chống dịch, có những thời điểm, có những địa phương đã từng mất bình tĩnh.

Chống dịch mà mất bình tĩnh tất sẽ thiếu căn cơ, xa rời trọng tâm trọng điểm, dễ mắc sai lầm, khuyết điểm.

Mất bình tĩnh sẽ dẫn đến sợ hãi, sợ trách nhiệm, mất kiểm soát và hoảng loạn, ra những quyết định kiểu “sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng”.

Chống dịch hay ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay, như Thủ tướng Chính phủ từng lưu ý, phải tỉnh táo, sáng suốt.

Tỉnh táo, sáng suốt để vượt lên sợ hãi.

Một khi mang nặng tâm lý sợ hãi, ngăn dịch sẽ khó thành công, mà phát triển kinh tế cũng không thể hiệu quả.

Tâm lý sợ hãi từng choán ngự thế giới, khi gần 2 năm qua đại dịch COVID-19 đã khiến hơn 240 triệu người nhiễm bệnh, gần 5 triệu người chết.

Một thông tin từ Bộ Y tế mới đây cho hay, các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể, như tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%), và rối loạn giấc ngủ (41,1%).

Cứ 4 người, có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Sợ hãi thành hội chứng, đâu chỉ thấy ở một cá nhân hay một quốc gia nào. Ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore vừa kêu gọi người dân nước này cảnh giác với mối đe dọa từ dịch bệnh nhưng không sợ hãi đến mức tê liệt mọi hoạt động. Ông nói: “Đừng để nỗi sợ hãi COVID-19 khiến chúng ta tê liệt”.

Không thể quay lưng, giờ là lúc tự tin đối diện với thực tại, lựa chọn cách thức khôn ngoan nhất để thoát khỏi tâm thế thụ động, sợ hãi, để tồn tại một cách tích cực.

Vượt lên sợ hãi để khơi thông dòng chảy dịch vụ, phục hồi, phát triển sản xuất.

Vượt lên sợ hãi để làm nóng trở lại huyết mạch giao thông vốn ứ bế, khởi động mọi loại hình vận tải, đường bộ, đường không, đường sắt, đường thủy, nội địa và quốc tế.

Vượt lên sợ hãi để cởi bỏ căn bệnh thành tích, tháo bỏ những rào chắn với những “lô cốt” biểu hiện của co cụm, chia cắt, cát cứ.

Và hơn hết, để ứng phó với đại dịch COVID-19 một cách tỉnh táo, sáng suốt.

Uông Ngọc Dậu
TIN LIÊN QUAN

Tặng Bằng khen của Thủ tướng cho nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc chống dịch

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký các Quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho một số tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trao hỗ trợ cho đoàn cán bộ y tế giúp Bình Dương chống dịch COVID-19

HOÀNG HIỀN |

Ngày 11.10, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến động viên, trao hỗ trợ cho đoàn cán bộ y tế lên đường hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch COVID-19.

Chủ tịch nước: Pháo đài chống dịch không phải là “ngăn sông cấm chợ”

MINH QUÂN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý: Phòng chống dịch bệnh không phải là biệt lập để ngăn lưu thông hàng hóa, ngăn chặn dịch chuyển lao động. Nếu không làm tốt sẽ gây ách tắc cho doanh nghiệp lưu thông, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Tặng Bằng khen của Thủ tướng cho nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc chống dịch

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký các Quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho một số tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trao hỗ trợ cho đoàn cán bộ y tế giúp Bình Dương chống dịch COVID-19

HOÀNG HIỀN |

Ngày 11.10, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến động viên, trao hỗ trợ cho đoàn cán bộ y tế lên đường hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch COVID-19.

Chủ tịch nước: Pháo đài chống dịch không phải là “ngăn sông cấm chợ”

MINH QUÂN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý: Phòng chống dịch bệnh không phải là biệt lập để ngăn lưu thông hàng hóa, ngăn chặn dịch chuyển lao động. Nếu không làm tốt sẽ gây ách tắc cho doanh nghiệp lưu thông, đứt gãy chuỗi cung ứng.